1

Thời tiết thất thường, cảnh giác với viêm phế quản cấp - Bệnh viện Bạch Mai

Phế quản là một thành phần của hệ thống hô hấp được nối tiếp với khí quản và chia thành phế quản chính phải và phế quản chính trái, bắt đầu từ nơi phân chia của khí quản đến rốn phổi. Hai phế quản tạo với nhau một góc 700. Phế quản chính phải thường lớn hơn, dốc hơn và ngắn hơn nên khi dị vật lọt vào thường đi vào phổi phải.

Khi nào được gọi là viêm  phế quản cấp?

Đó là tình trạng phế quản bị viêm đột ngột, kèm theo sự phản ứng tại chỗ và toàn cơ thể. Viêm phế quản được tạo thành từ các ống nhỏ hơn bao gồm phế quản, tiểu phế quản và phế quản tận cùng (phế nang).

Khi các ống này bị viêm nhiễm, niêm mạc phế quản sẽ bị phù nề, sung huyết, bong các biểu mô phế quản và xuất tiết nhiều tạo thành đờm, thậm chí có mủ bao phủ niêm mạc phế quản, do đó lòng phế quản bị phù nề làm chít hẹp, kèm theo nhiều chất tiết (đờm) ảnh hưởng đến thông khí, gây khó thở, đó là tình trạng phế quản bị viêm.

Tại sao dễ bị viêm phế quản cấp khi thời tiết chuyển mùa?

Bởi vì NCT có sức đề kháng suy giảm, đặc biệt là người sức yếu, nằm nhiều, bại liệt, ít hoặc không vận động cơ thể rất dễ mắc bệnh về đường hô hấp, nhất là viêm phế quản cấp.

Nguyên nhân sâu xa gây viêm phế quản cấp tính là do vi sinh vật (vi khuẩn, virút, vi nấm). Bên cạnh đó, trong không khí có vô số vi sinh vật gây bệnh (đặc biệt môi trường bị ô nhiễm nhiều), nhất là các loại virút đường hô hấp (virút cúm…), nếu hít phải, trong khi sức chống đỡ kém sẽ mắc bệnh là điều khó tránh khỏi.

Một số NCT nghiện thuốc lá, thuốc lào, nghiện rượu, bia hoặc mắc một số bệnh mạn tính (viêm phế quản mạn, viêm họng mũi, hen suyễn hoặc bệnh đái tháo đường…) càng dễ mắc bệnh viêm phế quản cấp khi thời tiết chuyển mùa.

Biểu hiện như thế nào?

Khởi đầu: là viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng như:

  • Hắt hơi
  • Sổ mũi
  • Ho khan, rát họng
  • Đau mỏi cơ thể
  • Tức ngực.

Nếu bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau 5 - 7 ngày.

Với NCT do sức đề kháng kém cho nên rất khó để bệnh tự khỏi, nhất là người đang mắc bệnh mạn tính (viêm phế quản mạn, viêm họng mũi mạn, hen, lao…), nằm lâu, ít vận động, ăn uống thiếu chất.

Thời kỳ toàn phát:

  • Có sốt cao 38 - 400C
  • Mệt mỏi, đau đầu
  • Nhức mỏi xương khớp
  • Cảm giác nóng rát sau xương ức, tăng lên khi ho.

Tuy vậy, một số NCT do sức yếu, nằm lâu, ít vận động nên có thể không thấy sốt hoặc chỉ sốt nhẹ (do phản ứng của cơ thể yếu). Người bệnh bắt đầu có khó thở từ nhẹ đến nặng, có thể có tiếng rít, ho khan, ho thành cơn nhất là về đêm hoặc khi thời tiết lạnh, ẩm, mưa nhiều.

Nếu tác nhân gây bệnh là virút, nhẹ có thể bệnh lui dần, nhưng nếu do vi khuẩn, không điều trị đúng, bệnh trở nên nặng hơn (ho nhiều, có đờm, sốt cao, mệt lả do mất nước, mất chất điện giải và nhiễm độc tố vi khuẩn).

Chẩn đoán

  • Để chẩn đoán xác định, cần xét nghiệm công thức máu, tốc độ lắng máu, phản ứng CRP, chụp phổi.
  • Nếu thấy cần thiết có thể nuôi cấy chất nhầy phế quản tìm vi khuẩn gây bệnh.

Nguyên tắc điều trị

  • Khi NCT đột nhiên thấy sốt, ho, mệt mỏi, đau rát họng…, cần đi khám bệnh ngay.
  • Với NCT sức yếu, người nhà cần hết sức quan tâm, nhất là những trường hợp nằm lâu, ít vận động, lú lẫn, ăn uống thất thường rất dễ viêm phế quản cấp do ứ đọng các chất dịch ở phế quản.
  • Nguyên tắc là cần cho NCT nghi viêm phế quản được khám bệnh càng sớm càng tốt, việc điều trị (dùng thuốc gì) thuộc quyền bác sĩ khám bệnh, người bệnh hoặc người nhà không nên tự mua thuốc để điều trị, nhất là việc dùng kháng sinh không đúng sẽ rất nguy hiểm.

Lời khuyên của thầy thuốc

  • Để hạn chế viêm phế quản cấp, NCT cần vệ sinh họng miệng hàng ngày bằng cách đánh răng và súc họng nước muối nhạt sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
  • Nếu đeo hàm giả, hàng tuần cần vệ sinh sạch sẽ hàm giả để không cho vi sinh vật có nơi ẩn náu.
  • Nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Không nên hút thuốc, bất kể là thuốc lào hay thuốc lá, không nên uống nhiều rượu bia.
  • Nên vận động cơ thể đều đặn, chú ý tập thở (hít sâu, thở ra từ từ) hoặc đi bộ (vừa đi vừa hít thở đều đặn).

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Bạch Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? 01:57
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào?
 Hàng năm có khoảng 450 triệu người trên thế giới bị viêm phổi, đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến 4 triệu người,...
 3 năm trước
 641 Lượt xem
GẶP BÁC SĨ QUEN CỦA CON, BỐ THOÁT U XƠ THANH QUẢN, TÌM LẠI "GIỌNG CA VÀNG" GẶP BÁC SĨ QUEN CỦA CON, BỐ THOÁT U XƠ THANH QUẢN, TÌM LẠI "GIỌNG CA VÀNG" 01:08
GẶP BÁC SĨ QUEN CỦA CON, BỐ THOÁT U XƠ THANH QUẢN, TÌM LẠI "GIỌNG CA VÀNG"
 Đó là trường hợp của anh Bùi Ngọc Hòa - 37 tuổi - Hà Nội. Bệnh lý U xơ dây thanh quản từng khiến giọng anh Hòa rất ồm, ngày càng khó nghe. Từ...
 3 năm trước
 428 Lượt xem
Tin liên quan
Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?
Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?

Triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp thường có tính tương đồng, điều này gây khó khăn và trở ngại trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

Viêm phổi ở trẻ em
Viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân, thường là sau khi bị nhiễm trùng hô hấp trên hoặc cảm lạnh. Nếu bạn cho rằng con của bạn có thể bị viêm phổi, hãy cho bé đi khám bác sĩ ngay.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây