1

Thành công đầu tiên trong thử nghiệm lâm sàng chip giải phóng thuốc trong cơ thể - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Massachuset (MIT) và công ty MicroCHIPS của Đại học Massachuset đã công bố thành công trong thử nghiệm lâm sàng đầu tiên thiết bị chip cấy ghép có thể giải phóng ra thuốc một cách tự động và đều đặn cho các bệnh nhân bị loãng xương. Nghiên cứu  được đăng trên tạp chí Science Translational Medicine

GS Robert Langer và Michael Cima thuộc MIT đã bắt đầu nghiên cứu công nghệ này từ 15 năm trước, và hiện đang phát triển thiết bị MicroCHIPS. Trong cuộc thử nghiệm, các chip được cài đặt sẵn chương trình mang 20 liều thuốc teriparatit trị loãng xương, mỗi liều được chứa trong một bể chứa có kích thước bằng vết châm kim. Mỗi bể chứa này được đậy bằng một hỗn hợp bạch kim và titan (hay vàng), nắp đậy này sẽ tan khi dòng điện từ pin tích hợp chạy qua và giải phóng thuốc vào trong cơ thể. Thiết bị này có thể giải phóng thuốc theo một lịch trình được lập trước, mặc dù nó cũng có thể được tự kích hoạt thông qua sóng vô tuyến qua một tần số nhất định. Bằng cách này, các bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng thuốc của bệnh nhân từ xa nếu cần thiết.

Thử nghiệm được tiến hành tại Đan Mạch vào tháng 1/2012. 7 người phụ nữ độ tuổi từ 65 - 70 đã nhận được thiết bị cấy ghép dưới da, ngay dưới vòng eo. Quy trình cấy ghép diễn ra trong 30 phút và gây tê dưới cục bộ. Sau đó, những phụ nữ này tiếp tục sinh hoạt bình thường trong 4 tháng tới. Các chip sẽ cung cấp thuốc teriparatit thường xuyên trong suốt 4 tháng. Các nhà nghiên cứu tiến hành giám át các đối tượng nghiên cứu trong thời gian khoảng 1 năm.

Không chỉ an toàn về mặt cấy ghép, các bệnh nhân còn cho biết thậm chí họ còn quên rằng thiết bị đã được cấy ghép vào. Lượng xương hình thành nhờ thuốc cấy ghép tương tự như lượng xương ở các bệnh nhân được tiêm thuốc hàng ngày, cộng với sự thay đổi ít trong liều lượng thuốc do chip phân phối. Hiện tại, các nhà khoa học đang nghiên cứu một loại chip có thể chứa 400 liều thuốc và sẽ thử nghiệm trên người.

Công nghệ này sẽ có thể sử dụng trong các điều kiện khác nhau và một chip sẽ có thể mang và giải phóng nhiều loại thuốc. Công ty MicroCHIPS cũng đã phát triển một phần cảm thụ điều khiển nồng độ đường, có thể được kết hợp với một trong các loại chip chứa thuốc, để giải phóng ra thuốc đáp ứng những thay đổi theo tinh trạng của bệnh nhân.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?

Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây