1

Tăng Thân Nhiệt Ác Tính Trong Gây Mê - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Biểu hiện lâm sàng

Cơn SCAT thường bắt đầu với các triệu chứng:

  • Tăng nhịp tim, tăng nhịp thở.
  • Rối loạn nhịp thất do kích thích hệ thần kinh thực vật với sự giải phóng một lượng lớn catecholamine. Rối loạn nhịp thất còn do hậu quả của sự gia tăng kali máu.
  • Tăng trương lực cơ dữ dội, đầu tiên là co thắt cơ cắn rồi đến các nhóm cơ khác.
  • Thân nhiệt tăng dữ dội 1-20 C cứ mỗi 5 phút.

Chẩn đoán

Chẩn đoán sinh học:

Chỉ chẩn đoán hồi cứu bằng sinh thiết cơ.

Chẩn đoán phân biệt 

  • U tuyến tủy thượng thận
  • Cơn bão giáp
  • Sốt do nhiễm trùng
  • Các bệnh lý về cơ khác đặc biệt là bệnh lý loạn dưỡng cơ

Xử trí cơn SAT

Giai đoạn cấp

1. Báo động cho nhiều người đến giúp đỡ

2. Ngừng ngay lập tức các thuốc mê halogen và suxamethonium. Thay đổi toàn bộ hệ thống thở của máy gây mê. Tăng thông khí với oxy nguyên chất 10lít/phút.

3. Tiêm tĩnh mạch Dantrolene 2-3mg/kg.

  • Tiêm liên tục Dantrolen cho đến khi kiểm soát được các triệu chứng của SCAT (nhịp tim nhanh, co cơ, tăng CO2, tăng thân nhiệt).
  • Liều tối đa có thể lên đến 10mg/kg. Mỗi lọ Dantrolen chứa 20mg thuốc và 3g manitol.
  • Pha loãng mỗi lọ thành 60 ml với nước cất để sử dụng. (Dantrolene là một thuốc ức chế calci nội bào và là thuốc đặc trị trong trường hợp SCAT trong gây mê)

4. Điều trị toan chuyển hóa bằng dung dịch Natri bicarbonate 1,4% theo xét nghiệm khí máu. Nếu chưa làm khí máu  thì dùng liều 1-2 mM/kg

5. Hạ thân nhiệt bằng nhiều phương tiện:

  • Rửa dạ dày, bàng quang, trực tràng bằng dung dịch muối sinh lý 0.9% được làm lạnh 15ml/kg/15 phút x 3
  • Lau mát hoặc sử dụng đệm trao đổi nhiệt .Nhiệt độ của đệm hạ đến 32 0C.
  • Theo dõi nhiệt độ thực quản để đề phòng hạ thân nhiệt thứ phát.Khi thân nhiệt hạ đến 380 C thì dừng

6. Điều trị rối loạn nhịp tim: Thông thường các rối loạn nhịp sẽ giảm khi điều trị toan máu và tăng kali máu.Nếu vẫn còn rối loạn thì dùng các thuốc chống loạn nhịp nhưng không được dùng các thuốc ức chế calci vì sẽ làm nặng hơn triệu chứng tăng kali máu và gây ngừng tim do tương tác với dantrolene.

7. Theo dõi PETCO2, làm xét nghiệm khí máu, điện giải đồ, chức năng đông máu, chức năng thận.

8. Điều tri tăng kali máu bằng: tăng thông khí, kiềm hóa máu, insulin 0,15UI/kg trong 1ml Glucose50% truyền tĩnh mạch. Có thể dùng Calcicloride 2-5 mg/kg nếu tăng kali máu trầm trọng.

9. Duy trì nước tiểu 2ml/kg/giờ. Đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm và động mạch để theo dõi huyết động. Truyền nhiều dịch và sử dụng lợi tiểu để phòng ngừa suy thận do myoglobine niệu.

Giai đoạn sau cơn

1. Bệnh nhân được theo dõi tại phòng hồi sức sau mổ với chế độ theo dõi đăc biệt để đề phòng cơn SCAT sau điều trị.

2. Duy trì Dantrolene 1mg/kg mỗi 6 giờ trong suốt 24-48 giờ.Sau đó nếu bệnh nhân có thể uống được thì chuyển sang uống với liều như trên trong vòng 24 giờ. Có thể kéo dài nếu cần thiết.

3. Theo dõi khí máu, men tim, điện giải đồ, chức năng đông máu, nhiệt độ, myoglobine máu, myoglobine niệu mỗi 6giờ cho đến khi ổn định. Nhiệt độ trung tâm phải được theo dõi liên tục cho đến khi ổn định ở mức bình thường.

4. Thông báo cho gia đình bệnh nhân về bệnh lý SCAT. Dặn dò bệnh nhân phải khai báo tình trạng này cho các bác sỹ gây mê biết nếu phải chịu cuộc phẫu thuật khác.

Đề phòng

  • Tai biến này thường xuất hiện đột ngột trên những người mang gene bất thường nên rất khó đề phòng.
  • Khi khám bệnh phải khai thác kỹ tiền sử có SCAT của bệnh nhân và những người trong gia đình.
  • Phải có đủ thuốc, phương tiện để điều trị khi tai biến xảy ra.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây