1

Tai biến và cách dự phòng trong truyền máu khối lượng lớn - Bệnh viện 108

Truyền máu:

  • Là hoạt động thường xuyên diễn ra tại phòng mổ nhằm bồi phụ lại thể tích máu mất trước, trong phẫu thuật.
  • Các phẫu thuật lớn, phức tạp, các tình huống cấp cứu, bệnh nhân đến trong tình trạng mất máu nhiều, tổn thương các tạng chứa máu lớn: vết thương tim, gan, lách, mạch máu lớn hoặc trong các ca ghép tạng.
  • Công tác truyền máu, đặc biệt là truyền máu khối lượng lớn là một trong những thách thức lớn với người làm công tác gây mê hồi sức.

Tai biến Quá tải tuần hoàn:

Nguyên nhân:

  • Do truyền một khối lượng lớn máu với tốc độ nhanh gây ra quá tải tuần hoàn, nhất là trên nhóm bệnh nhân có bệnh tim phổi trước đó.

Dự phòng:

  • Tính toán lượng máu cần truyền hợp lý.
  • Điều chỉnh theo xét nghiệm công thức máu.

Tai biến Rối loạn đông máu

Nguyên nhân:

  • Bệnh nhân mất máu, làm giảm , thiếu các yếu tố đông máu nội sinh, thiếu tiểu cầu.
  • Thiếu yếu tố đông máu xảy ra khi truyền máu khối lượng lớn vì máu dự trữ chứa ít yếu tố đông máu, đặc biệt là yếu tố V, VIII.

Dự phòng:

  • Xét nghiệm đông máu cơ bản: APTT, PT, Fibrinogen.
  • Xét nghiêm ROTEM (Rotation ThromboElastoMetry) được chỉ định rộng rãi trong các trường hợp truyền máu khối lượng lớn nhằm điều trị đích, điều chỉnh các thiếu hụt yếu tố đông máu bằng: thuốc cầm máu transamic, huyết tương tươi, tiểu cầu, tủa lạnh

Tai biến Rối loạn toan kiềm

Nguyên nhân:

  • Tình trạng mất máu kéo dài làm thiếu hụt hồng cầu vận chuyển Oxy tới các mô và cơ quan, giảm oxy máu tổ chức, hình thành quá trình chuyển hóa yếm khí, gây nhiễm toan máu

Dự phòng:

  • Điều chỉnh sớm tình trạng toan chuyển hóa bằng Nabica.
  • Phát hiện tổn thương lồng ngực, phổi kết hợp, thông khí cơ học phù hợp.

Tai biến Rối loạn thân nhiệt

Nguyên nhân:

  • Hồng cầu lắng được dự trữ ở 4 độ C, tiểu cầu ở 20-24 độ C, huyết tương tươi đông lạnh ở -18 độ C

Dự phòng:

  • Làm ấm máu bằng cách truyền máu cùng nước muối sinh lý ấm (39-43 độ C) để vừa làm ấm, vừa pha loãng máu.
  • Ủ ấm bệnh nhân: máy thổi khí nóng, chăn bạc,…

Tai biến Rối loạn điện giải

Nguyên nhân:

  • Giảm Calci do tác dụng phụ của chất chống đông Citrate
  • Tăng Kali máu do tăng Kali trong máu truyền vào sau quá trình bảo quản

Dự phòng:

  • Bù Calci clorid hoặc Calci gluconate nếu có giảm Calci
  • Theo dõi lượng Kali trong truyền máu khối lượng lớn. Điều trị thải Kali nếu cần thiết

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây