1

Suy Giáp ở Người Lớn - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Yếu tố nguy cơ

  • Lớn tuổi
  • Tiền sử bản thân hoặc gia đình có các bệnh tự miễn, bao gồm đái tháo đường typ 1, bệnh Addison
  • Tiền sử viêm giáp hậu sản
  • Tiền sử xạ trị ở vùng đầu cổ
  • Tiền sử bệnh Graves
  • Điều trị bằng lithium, các thuốc điều hòa miễn dịch như IFN-αlpha, hoặc thuốc chống loạn nhịp tim amiodarone có chứa iod

Di truyền

  • Chưa thấy kiểu mẫu di truyền cho suy giáp nguyên phát vô căn.
  • Có thể kết hợp với hội chứng tự miễn nhiều tuyến nội tiết  typ 2 (type 2 autoimmune polyglandular syndrome), kết hợp hợp với HLA-DR3 và HLA-DR4
  • Suy giáp thứ phát thường là hậu quả của việc điều trị bệnh Graves, là một bệnh có tính chất gia đình.

Căn nguyên

  • Sau cắt bỏ tuyến giáp: Sau điều trị bằng iod phóng xạ hoặc phẫu thuật tuyến giáp; suy giáp muộn sau 4–25 năm có thể xuất hiện ở những bệnh nhân đã được điều trị bằng các thuốc thioamide như propylthiouracil hoặc methimazole.
  • Nguyên phát: Là hậu quả của viêm giáp tự miễn hoặc vô căn
  • Nếu có bướu cổ: Thường là hậu quả của bệnh tự miễn, như viêm giáp Hashimoto.
  • Các nguyên nhân khác: Thiếu sót sinh tổng hợp di truyền (heritable biosynthetic defects), thiếu iod (hiện nay ít gặp), hoặc do thuốc (iod, lithium, phenylbutazone, ASA, amiodarone, aminoglutethimide, và IFN-αlpha)
  • Suy giáp trung ương hoặc thứ phát: Có thể do thiếu hormon TRH (thyrotropin-releasing hormone) từ vùng hypothalamus hoặc do thiếu hormon TSH (thyroid-stimulating hormone) từ tuyến yên
  • Tiến triển âm thầm: Có thể là hậu quả của viêm giáp im lặng (thường gặp trong thời gian hậu sản) và viêm giáp hạt bán cấp (subacute granulomatous thyroiditis)

Các tình trạng phối hợp thường gặp

  • Hạ natri máu
  • Thiếu máu
  • Suy vỏ thượng thận vô căn (Idiopathic adrenocorticoid deficiency)
  • Đái tháo đường
  • Suy tuyến cận giáp
  • Nhược cơ nặng (Myasthenia gravis)
  • Bạch biến
  • Tăng cholesterol máu
  • Sa van 2 lá
  • Trầm cảm
  • Rối loạn lưỡng cực có chu kỳ nhanh (Rapid-cycling bipolar disorder)
  • Bệnh cơ tim thiếu máu
  • Hội chứng chuyển hóa
  • Hội chứng Down

Chẩn Đoán

A-Bệnh sử

  • Khởi phát có thể âm thầm
  • Yếu, mệt, kiệt sức
  • Không chịu được nhiệt độ lạnh
  • Hay quên, khó tập trung
  • Sức nghe giảm
  • Táo bón
  • Chuột rút (vọp bẻ) cơ
  • Đau nhiều khớp
  • Cảm giác tê và châm chích ngoài da
  • Tăng cân nhẹ (khoảng 4,5 kg)
  • Giảm tiết mồ hôi
  • Rong kinh
  • Trầm cảm
  • Khàn tiếng
  • Hội chứng ống cổ tay

B-Khám thực thể

  • Da khô, thô ráp
  • Vẻ mặt ít biểu cảm
  • Giọng khàn, nghe không rõ
  • Nề quanh hốc mắt
  • Sưng tay chân (ấn không lõm)
  • Nhịp tim chậm
  • Hạ thân nhiệt
  • Giảm huyết áp tâm thu
  • Tăng huyết áp tâm trương
  • Lông tóc thưa
  • Thư giãn chậm phản xạ gân xương sâu
  • Lưỡi to

C-Vể mặt lão khoa

  • Các dấu hiệu và triệu chứng đặc hiệu thường thay đổi và không có.
  • Chẩn đoán cần dựa trên các tiêu chuẩn xét nghiệm

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây