1

Súc rửa mũi - Lợi ích và một số vấn đề cần lưu ý - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Lợi ích và công dụng

  • Súc rửa mũi (Jala neti) bằng dung dịch muối giúp mũi khoẻ mạnh.
  • SRM có thể được áp dụng cho những bệnh nhân viêm xoang mãn với các triệu chứng đau mặt, nhức đầu, thở hôi, ho, sổ mũi nước.
  • SRM có thể giúp đề phòng cảm cúm, ngoài ra nó còn giúp giữ gìn vệ sinh mũi tốt bằng cách rửa sạch những ngóc ngách trong mũi, giảm nghẹt mũi, khô mũi và các triệu chứng của dị ứng.
  • Đối với những bệnh nhân viêm mũi dị ứng, SRM là một phương pháp nhanh và ít tốn kém để thúc đẩy chức năng của các nhung mao mũi và làm tan dịch nhầy, giảm phù nề, cải thiện dẫn lưu qua lỗ thông tự nhiên của các xoang (sinus ostia).

Tóm lại, súc rửa mũi có thể đem lại các lợi ích sau:

  • Làm sạch các dịch niêm dính, đặc và giúp giảm nghẹt mũi. 
  • Súc rửa và làm sạch xoang mũi khỏi các dị ứng nguyên (allergens), các chất gây kích ứng, và các yếu tố nhiễm trùng
  • Điều trị viêm xoang mãn
  • Điều trị viêm mũi xoang cấp do nhiễm trùng[2]
  • Điều trị viêm mũi dị ứng
  • Đề phòng cảm cúm
  • Giảm khô mũi
  • Giúp làm sạch các ngóc ngách trong mũi xoang
  • Điều trị hội chứng mũi trống (tổn thương do cắt bỏ cuốn mũi quá mức)
  • Cải thiện hô hấp
  • Giảm ho và các triệu chứng nhỏ giọt sau mũi (post-nasal drip)
  • Giảm tạm thời các triệu chứng của phantosmia
  • Cải thiện tình trạng của các xoang mũi.

Một số lợi ích khác mà người được SRM có thể nhận biết:

  • Nhìn rõ hơn. SRM (Jala neti) làm sạch các ống lệ, giúp mắt sạch hơn và ẩm hơn.
  • Cải thiện khứu giác 
  • Cải thiện vị giác
  • Thở được sâu hơn, dễ chịu và thư giãn hơn

Súc Rửa Mũi Xoang theo xung nhịp (Pulsating nasal sinus irrigation)

  • Một số người dùng ống bơm tiêm, chai xịt, hoặc bình neti để súc rửa mũi. Số khác dùng máy súc theo nhịp xung  bơm nước muối để rửa sạch vi trùng, các dịch mủ, giúp phục hồi lại chức năng bình thường của nhung mao niêm mạc.
  • Một số báo cáo y khoa đã được đăng tải cho thấy SRM bằng máy xung nhịp hiệu quả hơn trong việc làm sạch và tẩy rửa vi trùng so với các dụng cụ không tạo xung như bơm tiêm, bình neti và chai xịt,  vốn chỉ đơn thuần dựa trên trọng lượng và dòng chảy quy ước. [8] [9] [10]
  • Máy SRM tạo xung cung cấp một dòng chảy có áp suất được kiểm soát và điều chỉnh được tuỳ theo sự thoải mái của mỗi cá nhân. Các báo cáo y học cho thấy SRM với áp lực dương sẽ giữ lại một thể tích  dung dịch nhiều hơn và súc rửa các xoang kỹ hơn so với các phưong pháp khác.[11]

Một số vấn đề cần chú ý

  • Một số người có thể có nghẹt mũi nặng. Tình hình sẽ được cải thiện dần sau vài lần SRM, nhưng nguyên nhân cũng có thể là do vẹo vách ngăn và cần phải thực hiện một phẫu thuật nhỏ để chỉnh lại.
  • Cảm giác nóng và kích ứng ở niêm mạc mũi, giống tiếp xúc với chất chlor ở hồ bơi. Có thể do nước không ở nhiệt độ phù hợp hoặc do nồng độ muối không đúng. Cũng có thể do muối pha có chứa thêm iode.
  • Bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhói do áp lực trên các xoang. Cần ngưng ngay thủ thuật và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Khi thấy khó chịu ở tai trong lúc SRM, nên hỉ mũi nhẹ sau súc rửa. Nếu vẫn còn khó chịu, lỗ ống Eustache  có thể rộng quá và bệnh nhân cần ngưng dùng thủ thuật.
  • SRM bằng nước lạnh có thể gây khó chịu ở nhiều người
  • Chống chỉ định SRM khi bệnh nhân đang chảy máu mũi hoặc vừa được thực hiện một số phẫu thuật mũi.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây