1

Sơ cứu tai nạn bỏng - Bệnh viện 108

Bỏng

  • Là tai nạn thường gặp trong đời sống sinh hoạt và lao động, có thể gặp cả ở người lớn và trẻ em, có xu hướng ngày càng tăng.
  • Bỏng không những gây ảnh hưởng tổn hại trước mắt tới sức khỏe mà còn để lại những hậu quả lâu dài, đặc biệt ở trẻ em.
  • Việc xử trí đúng ngay sau bỏng làm giảm diện tích, độ sâu bỏng, làm diễn tiến bệnh nhẹ hơn, giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế di chứng.
  • Do đó, ngoài việc nâng cao ý thức phòng tránh xảy ra bỏng, mỗi người dân cần trang bị những kiến thức xử trí ban đầu bệnh nhân bỏng để giúp nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế những hậu quả khi xử lý sai cách.

Tác nhân

  • Bỏng do nhiệt: nước sôi, thức ăn nóng, dầu mỡ sôi nóng, hơi nước nóng, lửa cháy (củi gỗ cháy, cháy xăng, nổ khí, …)
  • Bỏng do tia lửa điện
  • Bỏng do tác dụng trực tiếp của vật nóng (kim loại nóng chảy, bàn là nóng, ống bô xe máy)
  • Bỏng điện: bỏng điện hạ thế, bỏng điện cao thế
  • Bỏng do hóa chất (do acid mạnh, base mạnh, muối kim loại nặng và các chất tương tự)
  • Bỏng do bức xạ (tia hồng ngoại, tử ngoại, tia laser, tia gamma, …)

Cấp cứu bỏng

Mục đích của sơ cấp cứu bỏng

  • Nhanh chóng loại trừ tác nhân gây bỏng ra khỏi cơ thể.
  • Hỗ trợ khẩn cấp những tình trạng gây ảnh hưởng tính mạng bệnh nhân như ngừng tuần hoàn, suy hô hấp, chấn thương vết thương nặng kèm theo…
  • Hạn chế đến mức tối thiểu mức độ ô nhiễm tổn thương bỏng, băng bó vết thương, vận chuyển đến cơ sở y tế, …
  • Việc sơ cứu bỏng cần được tiến hành càng sớm càng tốt, đảm bảo an toàn cho cả bệnh nhân và người tham gia cấp cứu, đảm bảo an toàn trên đường vận chuyển, ngoài ra còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và tác nhân gây bỏng.

Sơ cứu tại chỗ với bỏng nhiệt

  • Loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt
  • Nhanh chóng ngâm rửa vùng cơ thể bị bỏng vào nước sạch
  • Che phủ tạm thời vết bỏng
  • Bù nước, điện giải sau bỏng
  • Nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc chuyên môn

Sơ cứu bỏng điện

  • Nhanh chóng cắt hoặc đẩy nạn nhân khỏi tiếp xúc với nguồn điện.
  • Không được dùng tay không chạm vào người nạn nhân đến khi cắt được nguồn điện.
  • Khi nạn nhân ngừng thở, ngừng tim: cấp cứu ngay lập tức tại nơi xảy ra tai nạn, bằng cách ép tim ngoài lồng ngực kết hợp hô hấp nhân tạo.
  • Việc xử trí vết bỏng chỉ tiến hành khi nạn nhân có mạch đập, thở trở lại.
  • Có thể dùng gạc, khăn mặt, khăn tay, vải màn, … sạch để che phủ.
  • Vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất theo dõi đến khi ổn định mới xử lý vết thương bỏng.

Sơ cứu bỏng hóa chất

  • Trong đời sống có thể gặp bỏng do hóa chất base như xút (NaOH), đặc biệt hay gặp bỏng do vôi tôi nóng hoặc các chất acid như acid sulfuric.
  • Sơ cứu tương tự như trong trường hợp bỏng nhiệt tuy nhiên cần thêm việc trung hòa tác nhân gây bỏng bằng acid nhẹ đối với bỏng kiềm và bằng kiềm nhẹ đối với bỏng acid.
  • Thao tác này chỉ tiến hành sau khi đã ngâm rửa vết bỏng bằng nước sạch.
  • Nếu trung hòa ngay có thể làm nặng thêm tổn thương do phản ứng sinh nhiệt. Trong bất kỳ trường hợp nào, không được dùng base hoặc acid mạnh. Cụ thể:

Những việc không nên làm

  • Không sử dụng nước đá lạnh, nhiệt độ thấp khiến thân nhiệt bị giảm dẫn đến tình trạng mạch máu bị co lại khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn. Đây là lỗi sai phổ biến mà mọi người cần lưu ý để không mắc phải.
  • Bôi những loại truyền miệng như nước mắm, củ chuối, ...
  • Bôi kem đánh răng lên chỗ bị bỏng là một quan niệm sai lầm, trong kem đánh răng có chứa một lượng ít base, khi thoa lên vùng bỏng chỉ khiến bệnh nhân đau đớn hơn.
  • Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh tình trạng nhiễm trùng.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây