1

Sơ cứu bỏng ở trẻ em - bệnh viện 103

Bỏng:

Là tai nạn thường gặp ở trẻ em, số lượng bệnh nhi phải cấp cứu, điều trị thậm chí tử vong do bỏng ngày càng tăng nhất là vào mùa hè. Ông bà, bố mẹ, anh chị, thầy cô giáo, người trông trẻ cần biết trong 100 nạn nhân bỏng có từ 40 đến 65 là trẻ em.

Trong 100 trẻ em có từ 50 đến 60 là lứa tuổi từ 1 đến 3 tuổi.

Tác nhân gây bỏng

Nước sôi

  • Phích nước nóng
  • Ấm nước nóng
  •  Nồi cơm điện
  • Chậu nước nóng

Thức ăn nóng

  • Canh nóng
  • Cháo nóng

Bình tắm nóng lạnh

Lửa

  • Bếp than nóng
  • Đèn dầu để bắt muỗi hoặc bài
  • Nến, diêm, pháo

Vôi

Điện

  • Trèo bắt tổ chim, gỡ diều ở dây điện
  • Nghịch đồ điện đang có dòng điện

Sơ cứu:

  •  Loại bỏ ngay tác nhân gây bỏng và đưa nạn nhân ra khỏi nơi có tác nhân.
  • Cởi bỏ ngay quần áo. Ngâm ngay phần bị bỏng vào trong nước sạch, mát hoặc dưới vòi nước đang chảy (nhiệt độ nước khoảng 15 - 20 độ C là tốt nhất. Thời gian khoảng 15 - 20 phút). Nếu bỏng hoá chất như vôi tôi nóng thì thời gian khoảng 20 - 30 phút. Việc này có tác dụng giảm độ sâu bỏng, giảm đau, giảm phù nề.
  • Không bôi bất cứ thuốc hoặc hoá chất nào lên vết bỏng. Giữ vết bỏng sạch, sau đó băng nhẹ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn để giảm đau tại chỗ.
  • Nếu là trẻ nhỏ thì cho bú, trẻ lớn hơn thì cho uống nước nhiều, nước đường có pha chút muối ăn hoặc dung dịch Oresol để phòng sốc bỏng. Theo dõi trẻ, không được để thức ăn ùn tắc họng trẻ. Phải bế đầu cao, nghiêng về một bên, tránh thức ăn trào ngược vào khí quản.
  • Tìm mọi cách đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất (khi trẻ còn tỉnh táo). Tránh chuyển trẻ đi khi còn đang sốc..

Lưu ý:

  • Đối với trẻ bị bỏng do điện giật, có trường hợp bị ngưng thở, tim ngừng đập, ngay lập tức phải sơ cứu trẻ tại chỗ, đặt trẻ nằm xuống nền đất cứng, hô hấp nhân tạo cho đến khi trẻ thở lại được mới vận chuyển đến cơ sở y tế, tránh đưa đi cấp cứu ngay.
  • Cha mẹ trẻ cũng nên chú ý stress cũng là nguyên nhân gây sốc cho trẻ.
  • Sau bỏng sẽ có những hoảng loạn về tinh thần, khi đó bố mẹ phải động viên, an ủi, đừng để trẻ bị hoảng loạn.

Đề phòng:

  • Quan trọng nhất để phòng bỏng ở trẻ chính là ý thức của cha mẹ với con cái.
  • Cần thường xuyên để mắt tới trẻ, để đồ đạc trong nhà gọn gàng, sử dụng các thiết bị bảo vệ an toàn…

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây