1

Sang thương ngoài da của bệnh Graves - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tình huống lâm sàng

Bệnh nhân nữ (51 tuổi) bị hồi hộp, run, không chịu được sự nóng bức và bị giảm cân nhiều mặc dù ăn ngon miệng. Khám bệnh kiểm tra ghi nhận bệnh nhân có đầy đủ các triệu chứng điển hình của bệnh Graves, bao gồm phình tuyến giáp lan tỏa, phù quanh hốc mắt, lồi 2 mắt cũng như da dày nhẹ vùng trước xương quyển.

- Chẩn đoán được xác định với kết quả xét nghiệm chức năng tuyến giáp:

  • TSH (thyroid-stimulating hormone) < 0,1 mU/mL (bình thường, 0,5 - 5,15 mU),
  • Triiodothyronine: 557 ng/dL [8,5 nmol/L] (Bt:100 đến 190 ng [1,5 đến 2,9 nmol]);
  • Thyroxine: 17,9 μg/ dL(230,6 nmol/L_ 4,4-12,5 μg/ dL [56,6 đến 160,9 nmol]).

- Bệnh nhân đáp ứng với thuốc điều trị kháng giáp methimazole &  propranolol nhưng sau đó bị nhiễm độc giáp khi điều trị không liên tục.

Hai năm sau, bệnh nhân được  giải phẫu cắt gần trọn tuyến giáp.

Sau mổ, bệnh nhân được dùng  levothyroxine bổ sung; chức năng tuyến giáp đã trở lại bình thường nhưng ở vùng trước xương quyển cẳng chân 2 bên xuất hiện sang thương ngoài da, đối xứng, từ dưới đầu gối đến bàn chân. Da vùng sang thương có kết cấu dai, tăng sừng, nứt nẻ, hình thành các nốt sần sùi  và thay đổi sắc tố.

Bệnh nhân đã được chỉ định dùng corticoid bôi tại chỗ và băng nén nhưng sang thương da không có tiến triển gì đáng kể sau một năm điều trị..  

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây