1

Sai khớp vai khuỷu háng - bệnh viện 103

A.Khớp vai

1. Đại cương

Sai khớp vai là chỏm xướng cánh tay trật ra khỏi ổ chảo của xương bả vai.

Tỷ lệ thường gặp 50-60% trong các loại sai khớp , có thể sai khớp hoàn toàn hoặc bán sai khớp , sai khớp vai thường gặp ở lứa tuổi trẻ khoẻ.

Đặc điểm giải phẫu của khớp vai có liên quan đến lâm sàng :

  • Chỏm xướng cánh tay to hơn ổ chảo của xướng bả vai hõm khớp lại nông cho nên dễ trật khớp .
  • Các dây chằng bao khớp phía trước có điểm yếu.
  • Khớp vai có sự vận động rộng rãi các phía cho nên có thể sai ở các phía khác nhau nhưng hay gặp nhất là sai khớp ra trước vào trong , do ngực cơ khoẻ kéo vào trong và ra trước .

Cơ chế bênh sinh:

  • Chấn thương trực tiếp : lực từ sau ngoài vào trước trong.
  • Chấn thương gián tiếp : ngã chống tay khi cánh tay xoay ngoài
  • Cơ khoẻ co rút đột ngột : ném tạ , lao , lựu đạn …

2.Phân loại

  • Sai khớp ra trước vào trong : hay gặp nhất , chiếm tỉ lệ 75% của sai khớp vai ,có thể ngoài mỏm quạ , dưới, trong mỏm quạ thể dưới đòn , càng vào trong càng nặng nề hơn .
  • Sai khớp xuống dưới : chiếm tỉ lệ 23% của sai khớp vai.
  • Sai khớp lên trên : chiếm tỉ lệ 1% của sai khớp vai.
  • Sai khớp ra sau : chiếm tỉ lệ 1% cảu sai khớp vai .

3. Triệu chứng lâm sàng

  • Đau bất lựa vận động khớp vai
  • Mỏm cùng vai dô
  • Nhát rìu dưới mỏm cùng vai
  • Cánh tay giạng chi ở tư thế bắt buộc
  • Có dấu hiệu lò xo
  • Sờ thấy chỏm ngoài hõm khớp, ổ chảo trống rỗng cần chụp X-quang để chuẩn đoán chính xác .

4. Diễn biến và biến chứng

Bình thường:

Nắn chỉnh sớm , đúng kĩ thuật sau 4-5 tuần hồi phục chức năng

Biến chứng:

  • Nếu nắn chỉnh không tốt hoặc không nắn được nắn chỉnh sẽ để lại các di chứng và biến chứng sau :
  • Hạn chế vẫn động khớp do xơ hoá dây chằng.
  • Đau,viêm quanh khớp .
  • Sai khoép tái diễn
  • Sai khớp cũ

5. Điều trị

Phương pháp gót , nách ( Hyppoerate ) 

Bệnh nhân nằng ngửa bàn chỉnh hình , người nắn chỉnh ngồi cạnh bệnh nhân , ấn gót chân của mình vào hõm nách của bệnh nhân , 2 tay cầm cổ tay của bênh nhân kéo theo trục. Khi nghe tiếng khục là được.Lưc nắn chỉnh phải từ từ tăng dần , không dật cục , đề phòng gãy xướng.

Phương pháp 4 thì ( Kocher ) 

  • Thì 1 : Khuỷu gập 90° , kéo cánh tay theo trục .
  • Thì 2 : Xoay cánh tay ra ngoài .
  • Thì 3 : Khép và đưa cánh tay ra trước ngực .
  • Thì 4 : Xoay cánh tay vào trong , bàn tay sang vai lành .

Yêu cầu : Các thì liên tục , khi làm thì 4 vẫn còn kéo cành tay

Phương pháp dùng đai da ( Mother ) 

Áp dụng cho sai khớp đến muộn khó nắn chỉnh .

Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chỉnh hình dùng đai da quàng ,qua dưới nách bị sai khớp , cố định đai da vào bàn hoặc vào tường .

Phụ 1 : cầm cổ tay bệnh nhân kéo giạng ( càng giạng càng tốt )

Y sinh trực tiếp đẩy chỏm vào ổ khớp

Phương pháp ( Dfanelidfe )

Bệnh nhân nằm ngửa , tay sai khớp buông thông ra ngoài mép bàn chỉnh hình, để trọng lượng chi tự kéo dãn sau 20-30 người nắn chỉnh đẩu chỏm vào hõm .

Sau nắn chỉnh :

Dù thực hiện phương pháp nào , sau khi nghe tiếng khục , phải kiểm tra gẫp duỗi dạng , khép khớp , nếu vẫn động dễ dàng là đã vào khớp , sau đó cho nẹp bột cố định khớp vai ở tư thế khớp , thời gian cố định từ 3 tuần , sau đó cho tập vẫn động từ từ , tăng dần.Ngay sau khi cố định cũng phải chụp phim kiểm tra .

B: Sai khớp khuỷu

1. Đại cương

Sai khớp khuỷu là hiện tượng đầu tiên xương trụ và chỏm xương quay trật ra khỏi lồi cầu và ròng rọc của xương cánh tay .Tỷ lệ thường gặp 16-27% trong các loại sai khớp.

Có thể sai ra trước , nhưng hay gặp nhất là sai ra sau ( có thể sai ra sau trong , sau ngoài ) .Khi sai ra trước thường kèm theo gãy mõm khuỷu.Về lừa tuổi : hay gặp ở tuổi thiếu nhi

2. Triệu chứng lâm sàng

  • Đau bất lực vận động khớp khuỷu .
  • Khớp ở tư thế bắt buộc .
  • Dấu hiệu nhát dìu sau trên mỏm khuỷu
  • Tam giác Hueter đảo ngược .
  • Đường Hueter thay đổi .

Bình thường :

Nắn chính sớm , phục hồi cơ năng sau 6-8 tuần .

Biến chứng :

  • Hạn chế vận động khớp .
  • Cốt hoá dây chằng , bao khớp và cơ , cánh tay trước .
  • Cứng khớp , dính khớp .
  • Sai khớp cũ .

3. Điều trị:

 Cần nắn ngay , càng sớm càng tốt .

Phương pháp 1 người ( khi không có người thứ 2 ) 

_ Bệnh nhân đứng sau y sinh , một chân bước lên giữa 2 chân của y sinh , từ sau ra trước .

_ Y sinh kẹp giữ chân bệnh nhân , một tay cầm cổ tay kéo theo trục , môt tay cầm đầu dưới cánh tay bệnh nhân . Kéo ngược chiều và dùng ngón cái đầy mỏm khuỷu về vị trí giải phẫu , mặt khác dùng sướn của mình để làm điểm tì ấn vào nếp gấp khuỷu của bệnh nhân .

Phương pháp 2 người

Bệnh nhân nằm ngửa , khuỷu gập 90° ra trước ngực người phụ cầm cổ tay bệnh nhân kéo theo trục , người nắn chỉnh dùng 2 bàn ta nắm đàu dưới cánh tay của bệnh nhân kéo ngược lại , và dùng 2 ngón cái đẩy mỏm khuỷu vào 

Phương pháp Bohler 

Dùng đai da cố định hoặc kéo ra sau từ 1/3 dưới cánh tay bệnh nhân , người phụ cầm cổ tay kéo ở tư thế gấp khuỷu gập 90° .Y sinh nắn đẩy mỏm khuỷu vào .

Phương pháp đầu gối ( Asteley – Cooper )

Áp dụng bệnh nhân đến sớm

Bệnh nhân nằm ngửa khuỷu buông thõng ngoài bàn y sinh một tay cầm cổ tay bệnh nhân kéo theo trục , một tay cầm cánh tay kéo ngược lại ấn gối mình vào nếp gấp khuỷu .

Sau nắn chỉnh :

  • Kiếm tra kết quả .
  • Cố định bột , nẹp bột cánh tay bàn tay ở tư thế chức năng , chụp phim kiểm sa để bột 7-10 ngày , cho phá bột tập vận động từ từ tăng dần .

C. Sai khớp háng

1. Đại cương

Sai khớp hông là hiện tượng chỏm xương đùi trật ra khỏi ổ cối của xương chậu .

Tỉ lệ thường gặp 5-7% tỏng các loại sai khớp .

Do đặc điểm giải phẫu sinh lí , khớp hông có chỏm to khỏe , nhưng ổ cối vẫn to hơn  , sâu ôm chặt được chỏm lại có các dây chằng bao khớp khỏe , cho nên ít sai khớp , nhưng khi đã sai khớp thì rất khó nắn chỉnh , bởi vậy trước khi nắn chỉnh đòi hỏi vô cảm thật tốt , có khi phải mê nội khí quản có thuốc giãn cơ .

2.Cơ chế bệnh sinh 

Có thể sai ra trước lên trên mu ( thể mu ) ra trước xuống dưới ( thể bịt ) có thể sau ra sau , lên trên ( thể chậu ) xuống dưới ( thể ngồi ) .

Cơ chế : do ngã ở tư thế gấp khép xoay đùi vào trong thì sai ra sau .

Dạng xoay đùi ra ngoài sẽ sai ra trước .

Thể chậu chiếm tỉ lệ 55% trong sai khớp hônh .

Thể ngồi : 28% , bịt 12% , mu 5% .

Ngoài ra còn có thể sai khớp trung tâm , do chỏm xương đùi chọc thẳng làm vỡ ổ cối chui vào trong khung chậu

3. Triệu chứng lâm sàng

Tuỳ từng thể .

Ra sau :

  • Khép , xoay trong ( đùi )
  • Lên trên : Duỗi .
  • Xuống dưới : Gập .

Ra trước :

  • Giang , xoay ngoài ( đùi )
  • Lên trên : Duỗi .
  • Xuống dưới : Gập .

4. Diễn biến và biễn chứng

Bình thường :

Nắn chỉnh sớm . phục hồi chức năng hoàn toàn sau 2-3 tháng

Biến chứng

_ Sớm :

  • Cỏ thể sốc
  • Kèn theo gãy xương
  • Mè bờ ổ cối

_ Muộn :

  • Hoại tử vô trùng chỏm xương đùi
  • Thoái hoá khớp hông
  • Cốt hoá quanh khớp

5. Điều trị

Nguyên tắc :

  • Sớm,càng sớm càng tốt ,coi như một cấp cứu
  • Vô cảm tốt , phòng sốc xảy ra trong khi nắn
  • Chọn phương pháp nắn phù hợp , tránh giằng dật làm gãy cổ xương đùi

Kĩ thuật :

Dù áp dụng phương pháp nào cũng thực hiện theo thứ tự sau :

- Sai khớp ra sau :

  • Gập cẳng chân vào đùi , đùi vào bụng 90°
  • Kéo đùi thằng đứng
  • Giạng từ từ đùi
  • Xoay đùi ra ngoài

- Sai khớp ra trước :

  • Gập cẳng chân vào đùi , đùi vào bụng 90°
  • Kéo đùi thằng đứng
  • Khéo đùi từ từ
  • Xoay đùi vào trong

Phương pháp Bohler :

Bệnh nhân nằm ngửa , dùng đai da cố định chậu hông bệnh nhân qua xương mu và một vải quàng vào gáy cổ y sinh để thực hiện nắn theo kĩ thuật trên ( đi lâm sàng sẽ hướng dẫn cụ thể )

Phương pháp Djanelidfe :

Bệnh nhân nằm sấp buông thõng khớp sai ra ngoài bàn y sinh một tay cầm cô chân , dùng dối hoặc tay kia ấn sau 1/3 trên cẳng chân ở tư thế gối gấp 90° đùi thẳng xuống ( cũng thực hiện theo kĩ thuật trên )

Sau nắn :

Ngày xưa nhiều tác giả cho rằng ít khi bị sai lại cho nên chỉ cần bất động trong 10-15 ngày rồi cho tập vẫn động để sớm phục hồi chức năng . Nhưng ngày nay nhiều tác giả quan nhiệm như một bong gân nặng , dãn dây chằng bao khớp , có khi còn có thể diứt dây chằng tròn , mẻ ổ cối … Cho nên thống nhất , cố đình bột trong 3-4 tuần ( chạy bàn dây ) . Sau đó cho tập vận động từ từ tăng lên .

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây