1

Quy trình sàng lọc, phân loại và xử trí bệnh nhân cúm - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tiếp đón bệnh nhân

  • NB đến khám được ĐD tiếp đón tiếp nhận và khai thác thông tin ban đầu.

Nhận biết các triệu chứng:

  • Sốt
  • Ho hoặc đau họng
  • Khó thở

Phân loại bệnh nhân

  • Khi NB có biểu hiện trên cần phát khẩu trang y tế và yêu cầu NB và người nhà đeo khẩu trang trong suốt thời gian ở Bệnh viện.
  • Phân loại NB và sắp xếp phòng khám phù hợp với tình trạng bệnh.

Các dấu hiệu nặng: 

  • Khó thở, nhịp thở nhanh, tím tái
  • Đau tức ngực
  • Ho có đờm đặc hoặc có máu
  • Sốt cao liên tục > 38,50C
  • RL ý thức: li bì, lơ mơ, hôn mê, …
  • Nôn nhiều liên tục
  • Tụt huyết áp

Các yếu tố nguy cơ: 

  • Trẻ em < 2 tuổi
  • Người già > 65 tuổi
  • Phụ nữ có thai hoặc sau sinh < 4 tuần
  • Người có bệnh lý mạn tính về phổi (gồm cả hen phế quản), bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan mạn tính, bệnh RL chuyển hóa (gồm cả tiểu đường, béo phì), bệnh máu mạn tính.
  • Bệnh lý suy giảm miễn dịch
  • Bệnh thần kinh mạn tính

Khám bệnh và chỉ định các xét nghiệm

  • Bác sĩ và điều dưỡng tham gia thăm khám, chăm sóc điều trị cho NB cần đeo khẩu trang y tế và thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm.
  • Điều dưỡng đo các chỉ số sinh tồn và hỗ trợ bác sĩ xử trí các tình trạng cấp cứu của NB.
  • Thăm khám và phân loại lại NB.
  • Nếu NB nặng hoặc các yếu tố nguy cơ mắc cúm nặng, chuyển khoa Khoa CC&HSTC.
  • Nếu người bệnh không nặng chỉ định các xét nghiệm phù hợp với tình trạng bệnh, đặc biệt làm Test nhanh cúm.

Chỉ định và kết quả xét nghiệm

  • Điều dưỡng tại phòng khám hướng dẫn NB thực hiện đủ tất cả các chỉ định của bác sĩ.
  • Xét nghiệm cúm cần làm sớm và cho kết quả sớm nhất có thể.

Trả kết quả và tư vấn

  • Bác sĩ khám bệnh trả và tư vấn cho NB và người nhà.
  • Nếu kết quả Test cúm âm tính: Chuyển NB khám chuyên khoa tìm nguyên nhân khác, hoặc tiến hành các biện pháp điều trị phù hợp cho NB.
  • Nếu kết quả Test cúm dương tính: tư vấn chuyển viện cho NB và các biện pháp theo dõi dự phòng lây nhiễm cho người nhà NB.

Chuyển người bệnh và xử trí phơi nhiễm

  • Chuyển NB có xét nghiệm Test cúm dương tính đến Bệnh viện Bạch Mai hoặc Viện Nhiệt đới Quốc gia.
  • Tuy nhiên, cần tuân thủ các biện pháp dự phòng lây nhiễm và liên hệ trước với cơ sở chuyển đến
  • Thống kê, lập danh sách NVYT có tiếp xúc với NB để được thăm khám, tư vấn theo dõi, lập biên bản và dùng thuốc dự phòng khi có chỉ định.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? 01:57
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào?
 Hàng năm có khoảng 450 triệu người trên thế giới bị viêm phổi, đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến 4 triệu người,...
 3 năm trước
 672 Lượt xem
Tin liên quan
Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?
Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?

Triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp thường có tính tương đồng, điều này gây khó khăn và trở ngại trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây