1

Phương pháp thở và rặn đúng cách - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Thai phụ cần biết cách thở và rặn đúng cách để có hiệu quả, tránh cuộc chuyển dạ kéo dài và nguy hiểm cho cả mẹ và con như mẹ mất sức, bé ngạt, sang chấn đường sinh dục mẹ, băng huyết.

Dựa theo tính chất chu kỳ của cơn co tử cung sản phụ chú ý tập trung vào hơi thở:  

  • Khi bắt đầu cảm nhận đau tức là khi bắt đầu có cơn co tử cung, thai phụ thở nhanh dần, khi giảm đau thở chậm lại.
  • Khi có cơn co thở nhanh và nông, cơn đau càng tăng và càng dày thì càng thở nhanh và nông hơn – tần số nhịp thở tăng dần.
  • Khi giảm đau thì chậm lại, tần số thở giảm dần. Giữa các các cơn co thai phụ thở sâu và chậm để lấy lại năng lượng đã mất khi thở nhanh và nông đồng thời tích trữ năng lượng cho lần thở của cơn đau kế tiếp.

Cách thở

1. Thở chậm sâu

  • Kiểu thở này dùng trong giai đoạn đầu tiên của chuyển dạ, khi cổ tử cung mở dưới 3cm.
  • Khi có cơn co tử cung bắt đầu (xuất hiện đau bụng), hít vào sâu bằng mũi rồi thở ra chậm bằng miệng, thở chậm rãi đều đặn và chấm dứt với một hơi thở sâu khi hết cơn co.
  • Khi hít vào sao cho bụng phình lên, thở ra bụng xẹp xuống.
  • Thở 4-6 nhịp cho một cơn co khoàng 25-30 giây.

2. Thở nhanh nông

  • Kiểu thở này dùng trong giai đoạn hoạt động chuyển dạ, khi cổ tử cung mở 4-7cm,cơn co tử cung thường mạnh hơn, dài hơn và dày hơn.  
  • Khi bắt đầu cơn đau hít một hơi thật sâu bằng mũi rồi thở ra bằng miệng.
  • Sau đó thở ngắn hơn bằng miệng, nhịp thở tăng dần theo mức tăng của cơn đau.
  • Khi cơn đau đạt đỉnh điểm thì hơi thở nhanh, gấp, nối tiếp nhau.
  • Khi cơn đau giảm chuyển thở ngắn giống ban đầu.
  • Hết cơn đau hít thật sâu bằng mũi rồi thở ra bằng miệng.
  • Thở 20-25 nhịp/ phút.

3. Thở thổi nến 

  • Kiểu thở này dùng trong giai đoạn gần cho rặn sanh, khi cổ tử cung mở 7-9cm, lúc này cơn co tử cung cơn co tử cung dồn dập và đau nhiều, ngôi  thai tụt xuống chèn ép vào trực tràng gây nên cảm giác mắc rặn.Kiểu thở này giúp làm giảm áp lực từ tử cung tránh rặn sớm.  
  • Khi cơn co bắt đầu hít một hơi thở sâu, kế đó thở nhanh nông 4 lần rồi thổi mạnh một lần qua miệng, lại tiếp tục thở nhanh nông 4 lần rồi thổi ra. Cứ thế cho đến hết cơn co và chấm dứt bằng một hơi thở sâu. 

4. Thở rặn sinh

  • Kiểu thở này được dùng trong giai đoạn II của chuyển dạ, khi cổ tử cung mở trọn và có chỉ định rặn sinh.    
  • Thai phụ nằm trên bàn sinh, đầu cao, khi có cơn co tử cung bụng co cứng và xuất hiện cơn đau thì sản phụ lấy 2 hơi thở sâu rồi hít một hơi dài, ngâm  chặt miệng giữ hơi, hai tay nắm chặt hai thành bàn sinh, hai chân đạp manh vào hai ống treo cổ chân của bàn sinh, cằm gập vào ngực, mắt nhìn xuống rốn, giữ lưng thẳng áp sát vào bàn sinh, mông cong lên (tư thế cong chữ C), dồn hơi rặn mạnh đẩy hơi xuống vùng bụng dưới giúp tống xuất thai nhi ra ngoài.
  • Khi cảm thấy hết hơi rặn nhưng còn đau bụng thì hít vào hơi khác và rặn tiếp lần nữa.
  • Giữa hai cơn co tử cung, hết đau thì thở sâu diều hòa dưỡng sức để tập trung vào đợt rặn kế tiếp.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Điều gì giúp quy trình IVF tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội chính xác tuyệt đối? Điều gì giúp quy trình IVF tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội chính xác tuyệt đối? 01:30
Điều gì giúp quy trình IVF tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội chính xác tuyệt đối?
Áp dụng xác thực vân tay và mống mắt cho khách hàng IVF: chống nhầm lẫn, đảm bảo an toànThấu hiểu tâm lý của phần lớn khách hành làm thụ...
 2 năm trước
 1203 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây