1

Phương pháp khám họng- thanh quản - bệnh viện 103

1.Đại c­ương giải phẫu sinh lý họng.

1.1. Nhắc lại giải phẫu:

Họng giống nh­ một ống dựng đứng đằng sau hốc mũi, miệng và thanh quản, chạy dọc từ nền sọ (mảnh nễn của x­ơng chũm, bờ d­ới của thân xư­ơng bư­ớm) đến miệng thực quản (t­ương ứng với bờ d­ới của cột sông thứ sáu). Giống như­ một cái phễu phần trên loe rộng, phần d­ưới thu hẹp.

Họng chia làm 3 phần:

  • Họng mũi (tỵ hầu) phần họng trên
  • Họng mồm ( khẩu hầu) phần họng giữa
  • Họng thanh quản ( thanh hầu) phần họng dư­ới

Giải phẫu vòng Waldayer:

Bao gồm: Amiđan khẩu cái, amiđan l­ỡi, amiđan vòm (luschka), amiđan vòi (gerlach).

Mô học của amiđan: giống như­ cấu trúc của hạch bạch huyết

Chức năng là sinh ra kháng thể để bảo vệ cơ thể

1.2. Vai trò sinh lý của họng:

Họng tham gia vào các chức năng: ăn, thở, nói nghe và bảo vệ cơ thể.

  • Chức năng nói: họng kết hợp với các cơ quan nh­ mũi xoang miệng là những cơ quan cấu thành tiếng nói.
  • Chức năng nghe: khi nuốt vòi nhĩ mở ra cho không khí đi vào tai giữa đảm bảo sự cân bằng áp lực giữa trong và ngoài màng nhĩ để màng nhĩ rung động đ­ợc và dẫn truyền đ­ợc âm thanh.
  • Chức năng bảo vệ cơ thể: Tổ chức bạch huyết ở họng kết hợp lại thành vòng Waldeyer, các hạch bạch huyết tạo nên sức đề kháng tại chỗ là sản xuất kháng thể dể bảo vệ niêm mạc họng (vai trò của IgG, IgA).

2. Dụng cụ khám họng – thanh quản.

  • Đèn Clar  (g­ơng trán)
  • Đè l­ưỡi
  • G­ơng soi vòm, soi thanh quản.
  • Thuốc tê

3. Ph­ương pháp khám.

3.1. Hỏi bệnh:

Bệnh nhân khi khám họng có nhiều lý do: có thể bị đau họng, nuốt v­ớng hoặc khàn tiếng, khó thở, ho…

Để biết rõ về bệnh: Thời gian khởi phát, diễn biến và hiện trạng của bệnh, đã diều trị thuốc gì chủ yếu là của các chứng đ­a ng­ười bệnh đến khám, ngoài ra còn cần hỏi tình trạng nghề nghiệp và gia đình để thấy đư­ợc các nguyên nhân, liên quan gây bệnh.

Các triệu chứng chính cần l­ưu ý:

  • Đau họng: là triệu chứng chính của họng, thời gian và mức độ đau có liên quan đến thời tiết.
  • Khàn tiếng: những biến đổi về khàn tiếng, về âm l­ợng, âm sắc liên quan tới nghề nghiệp (đối với những ng­ời phải sử dụng giọng nói nhiều nh­ giáo viên, nhân viên bán hàng, ca sĩ …)
  • Nuốt vư­ớng.
  • Ho.

3.2.Cách khám họng.

Khám họng gồm 3 b­ước: khám miệng, khám họng không có dụng cụ, khám họng có dụng cụ.

Khám miệng: Miệng và họng có quan hệ chặt chẽ với nhau không thể khám họng mà không khám miệng. Dùng đè l­ỡi vén má ra để xem răng, lợi và mặt trong của má xem hàm ếch và màn hầu có giá trị trong chẩn đoán bảo bệnh nhân cong l­ưỡi lên xem sàn miệng và mặt d­ưới lư­ỡi

Khám họng không có dụng cụ: Bảo bệnh nhân há miệng, thè l­ỡi và kêu ê ê…, l­ưỡi gà sẽ kéo lên và amiđan sẽ xuất hiện trong t­ thế bình thư­ờng. Cách khám này bệnh nhân không buồn nôn.

Khám họng có dụng cụ:

Khám họng bằng đè l­uỡi:

  • Muốn khám tốt nên gây tê tại chỗ để tránh phản xạ nôn. Bảo bệnh nhân há miệng không thè l­ưỡi thở nhẹ nhàng.
  • Thầy thuốcnhẹ đè l­ưỡi lên 2/3 tr­ớc l­ỡi sau đó ấn l­ỡi từ từ xuống, không nên để lâu quá.
  • Chúng ta cần xem đặt đ­ợc: Màn hầu, lư­ỡi gà, trụ tr­ớc, trụ sau, amiđan và thành sau họng, muốn thấy rõ amiđan ta có dùng cái vén trụ tr­ớc sang  bên, chú ý xem sự vận động của màn hầu, trụ sau.

Khám họng bằng que trâm:

  • Dùng que trâm quấn bông chọc nhẹ vào màn hầu, nền l­ỡi, thành sau họng xem bệnh nhân có phản xạ nôn không nếu khống có phản xạ tức là mất cảm giác của dây V dây IX và dây X.
  • Hình ảnh bình th­ường: Màn hầu cân đối, l­ỡi gà không lệch, amiđan kích th­ớc vừa phải không có chấm mủ, niêm mạc hồng hào. Trụ tr­ước, trụ sau bình thư­ờng không xung huyết đỏ thành sau họng sạch nhẵn.

3.3. Khám thanh quản.

Bằng g­ương (gián tiếp):

  • Bệnh nhân ngồi ngay ngắn, bác sỹ tay trái cầm gạc kéo l­ỡi bệnh nhân, tay phải cầm cán gư­ơng soi thanh quản (tuỳ tuổi mà dùng các cỡ khác nhau), tốt nhất là gây tê tr­ước khi soi.
  • Sau khi hơ nóng trên đèn cồn, tay trái kéo l­ỡi tay phải luồn g­ương qua màn hầu bảo bệnh nhân kêu ê. ê. để thấy đ­ợc sự di động của dây thanh
  • Cần quan sát: Có u vùng tiền đình thanh quản không, dây thanh (màu sắc, có hạt không, khép có kín không), xoang lê có sạch không.

Bằng ống soi Chevalier – Jackson (trực tiếp): Với phư­ơng pháp này chúng ta nhìn rõ hơn vùng thanh quản.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Yên tâm cho con trai 3 tuổi cắt amidan Plasma Plus tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Yên tâm cho con trai 3 tuổi cắt amidan Plasma Plus tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 13:59
Yên tâm cho con trai 3 tuổi cắt amidan Plasma Plus tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Trẻ nhỏ viêm amidan, viêm VA cần xử lý thế nào?
 3 năm trước
 587 Lượt xem
Bác sĩ gần 40 năm kinh nghiệm chia sẻ cách phòng bệnh tai mũi họng cho trẻ Bác sĩ gần 40 năm kinh nghiệm chia sẻ cách phòng bệnh tai mũi họng cho trẻ 06:04
Bác sĩ gần 40 năm kinh nghiệm chia sẻ cách phòng bệnh tai mũi họng cho trẻ
 “BÍ KÍP” PHÒNG BỆNH TAI MŨI HỌNG CHO TRẺ NHỎ 
 3 năm trước
 452 Lượt xem
LOẠN CẢM HỌNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA BỆNH? LOẠN CẢM HỌNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA BỆNH? 02:00
LOẠN CẢM HỌNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA BỆNH?
Loạn cảm họng gây ra nhiều hoang mang cho người bệnh về những biểu hiện cảm giác vướng, có đờm ở cổ họng kèm theo triệu chứng buồn nôn. Tuy nhiên,...
 3 năm trước
 706 Lượt xem
TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP VÁ NHĨ NỘI SOI BẰNG SỤN TỰ THÂN TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP VÁ NHĨ NỘI SOI BẰNG SỤN TỰ THÂN 13:25
TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP VÁ NHĨ NỘI SOI BẰNG SỤN TỰ THÂN
Vá nhĩ nội soi là gì?
 3 năm trước
 630 Lượt xem
VIÊM TAI Ứ DỊCH - CĂN BỆNH PHỔ BIẾN MẸ KHÔNG NÊN CHỦ QUAN VIÊM TAI Ứ DỊCH - CĂN BỆNH PHỔ BIẾN MẸ KHÔNG NÊN CHỦ QUAN 03:02
VIÊM TAI Ứ DỊCH - CĂN BỆNH PHỔ BIẾN MẸ KHÔNG NÊN CHỦ QUAN
Viêm tai ứ dịch dễ gặp nhất là ở độ tuổi từ 6 tháng đến 4 tuổi. Đa số trẻ được điều trị khỏi trong vòng 3 tháng. Nhưng có đến 30 - 40% trong số đó...
 2 năm trước
 606 Lượt xem
Tin liên quan
Dấu Hiệu Cảnh Báo Vấn Đề Sức Khỏe: Đau Họng đau Tai
Dấu Hiệu Cảnh Báo Vấn Đề Sức Khỏe: Đau Họng đau Tai

Đau họng đau tai gây cảm giác khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Đây được coi là căn bệnh thông thường tuy nhiên trong một vài trường hợp nó lại là dấu hiệu cảnh bảo về vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải. Hãy để ý để điều trị kịp thời nhé

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây