1

Phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay

Gãy trên lồi cầu xương cánh tay là một chấn thương nặng nề trên xương cánh tay tại điểm hẹp nhất. Đây là một loại chấn thương chi trên phổ biến ở trẻ em từ 5-12 tuổi đặc biệt trẻ 8 tuổi nhưng hiếm gặp ở người lớn.

Đây là một kiểu gãy ngoại khớp chiếm khoảng 10% các loại gãy đầu dưới xương cánh tay và có tỷ lệ biến chứng cao hơn các loại gãy chi khác nếu điều trị và phục hồi chức năng không tốt. Gãy xương cánh tay không phải lúc nào cũng cần phẫu thuật trong khi bó bột cũng giúp chữa lành gãy xương. Tuy nhiên, khả năng vận động sẽ hạn chế nếu bỏ qua quá trình tập luyện phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay.

1. Phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay là gì?

Gãy trên lồi cầu xương cánh tay là một chấn thương nặng nề, gây ra cảm giác vô cùng đau đớn. Do đó, đây là nguyên nhân khiến cho quá trình phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay gặp nhiều hạn chế. Khi người bệnh không cử động được khuỷu tay trong quá trình cố định xương thì có thể khiến các khớp bị cứng, gây hạn chế vận động cánh tay, khuỷu tay sau này.

Chính vì lý do này, việc thực hiện một số bài tập phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay cần được chú trọng song song với quá trình tái cố định xương, nhằm bảo tồn chức năng của khớp khuỷu tay cũng như sức mạnh của các nhóm cơ bắp trên cánh tay. Nguyên tắc của phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay là:

  • Tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình liền xương
  • Giảm sưng nề, giảm đau, chống rối loạn tuần hoàn, chống kết dính khớp, ngừa hội chứng đau vùng (hội chứng rối loạn dinh dưỡng giao cảm phản xạ hay còn gọi hội chứng Sudeck)
  • Duy trì lực cơ và tầm vận động khớp, ngừa teo cơ dính khớp của tay bên gãy xương

Nội dung của các bài tập phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay có thể bao gồm:

  • Thư giãn mô mềm
  • Cải thiện sức cơ
  • Hồi phục tính linh hoạt của khớp
  • Điều chỉnh cử động cánh tay và cẳng tay
  • Thiết kế các môn thể thao phù hợp
  • Một kế hoạch rèn luyện lâu dài trong tương lai

 

Phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay
Một trong những thành phần quan trọng nhất của quá trình phục hồi chức năng sau khi gãy xương là bệnh nhân cần được nghỉ ngơi đầy đủ

 

2. Các bài tập phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay như thế nào?

 

Tập luyện trong giai đoạn bất động (trong bột, nẹp)

  • Vận động gập duỗi nắm mở tự do cổ bàn tay và các ngón tay
  • Co cơ tĩnh vùng cẳng tay trong bột
  • Co cơ tĩnh cơ nhị đầu và tam đầu cánh tay trong bột

Tập luyện trong giai đoạn tháo bột

Mục đích gia tăng lực cơ bị yếu do bất động, kéo dãn các cơ bị co rút, gia tăng tầm vận động khớp khuỷu, tăng cường tuần hoàn khuỷu cẳng tay

  • Xoa bóp sâu trên cơ co thắt quanh khớp để phá vỡ các tổ chức kết dính
  • Gia tang lực cơ bằng các bài tập đề kháng với dụng cụ hay với tay kỹ thuật viên với sức đề kháng tăng dần
  • Các bài tập giữ nghỉ để vừa tang cường sức cơ, vừa tăng tầm vận động khớp khuỷu
  • Các bài tập hoạt động trị liệu tăng độ linh hoạt của khuỷu tay, cẳng tay và bàn tay

Các bài tập được đề cập dưới đây thường được chỉ định cho bệnh nhân cần phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay. Tuy nhiên, chi tiết của từng bài tập cần được thiết kế phù hợp theo từng cá nhân, với các đặc điểm tại ổ gãy khác nhau. Nhìn chung, các bài tập cần được rèn luyện đan xen nhau, thực hiện 3 lần mỗi ngày trong thời gian dài để giúp phục hồi chức năng một cách ổn định và hiệu quả.

3.1. Gập duỗi khuỷu tay

Gập cẳng tay lên cánh tay và duỗi thẳng ra để khuỷu tay có thể cử động hết mức trong biên độ cho phép. Lặp lại 10 lần với điều kiện không làm cơn đau xuất hiện hay có bất kỳ cảm giác khó chịu nào.

Động tác ban đầu có thể khó khăn do khuỷu tay bị bất động thời gian dài trước đó nên khuyến khích người bệnh cử động từ từ, chậm rãi và có thể ngưng lại, giữ nguyên tư thế nếu thấy đau.

3.2 Xoay cẳng tay

Bài tập này nên bắt đầu với bàn tay nằm ngửa, nắm chặt một thanh gậy ngắn. Cánh tay áp sát thân mình, cẳng tay đưa về phía trước sao khuỷu tay vuông góc và thanh gậy song song trước mặt.

Giữ nguyên vị trí các khớp, chỉ xoay cẳng tay sau cho thanh gậy từ vị trí song song chuyển sang đứng thẳng, hướng vuông góc với mặt sàn. Sau đó trở về vị trí song song. Lặp lại 10 lần với điều kiện không làm cơn đau xuất hiện hay có bất kỳ cảm giác khó chịu nào.

3.3. Bóp bàn tay

Dụng cụ giúp hỗ trợ trong bài tập này là một quả bóng tennis hay một vật cao su đàn hồi tương tự.

Người bệnh cầm một quả bóng tennis trong lòng bàn tay và bóp mạnh hết sức có thể mà không gây đau đớn. Mỗi lần bóp chặt quả bóng cần giữ lại trong tối thiểu 5 giây và lặp lại 10 lần.

Có thể tập động tác này với khuỷu tay gấp hay duỗi hay phối hợp cả vừa gấp duỗi hay xoay cẳng tay để nhanh chóng cải thiện đồng thời tính linh hoạt của khớp khuỷu.

3.4. Kéo giãn khuỷu tay

Khuỷu tay được đặt trên mép một chiếc ghế hoặc mặt bàn trong tư thế duỗi thẳng. Sử dụng bàn tay bên kia để ấn xuống thêm tối đa nếu vẫn không gây đau đớn gì.

Mục đích của bài tập này là tạo lực căng cho khớp khuỷu tay và các cơ cẳng tay, mặt sau cánh tay. Lặp đi lặp lại 10 - 20 lần.

3.5. Gập cong khuỷu tay

Tư thế giống như các bài tập trước nhưng khớp khuỷu tay cần phải được uốn cong thêm tới giới hạn tối đa bằng cách phụ trợ bởi bàn tay đối bên mà không gây đau đớn gì thêm.Lặp đi lặp lại 10 - 20 lần.

3.6. Kéo căng cơ nhị đầu

Bài tập này cần được thực hiện với tư thế đứng thẳng, giữ thẳng lưng và cổ. Hai cánh tay cũng duỗi thẳng về phía sau và đặt cườm tay lên bàn hay băng ghế cho chiều cao phù hợp.

Nhẹ nhàng hạ thấp cơ thể để cho phép cánh tay di chuyển ra xa hơn nhằm tạo ra lực kéo căng cơ nhị đầu. Khi thấy căng cơ đến mức tối đa thì giữ lại trong 15 giây và lặp lại động tác này 4 lần.

3.7. Kéo căng cơ tam đầu

Bài tập này bắt đầu với tư thế đứng cao với lưng và cổ giữ thẳng.

Cánh tay bên chấn thương được đưa cao lên một bên đầu với khuỷu tay gấp lại và cẳng tay đặt phía sau cổ.

Dùng lòng bàn tay còn lại đặt trên khuỷu tay bên chấn thương để đẩy nhẹ khuỷu tay xuống dưới, ra phía sau để bàn tay bên chấn thương di chuyển xa hơn theo hướng xuống cột sống. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy kéo căng ở mặt sau cánh tay. Tiếp tục kéo xuống tối đa và giữ lại tại tư thế này trong 15 giây và lặp lại 4 lần.

 

Phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay
Các bài tập phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay là cách tập luyện trở lại cho khớp khuỷu tay và tăng cường sức cơ của các nhóm cơ trên cánh tay

 

Tóm lại, các bài tập phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay là cách tập luyện trở lại cho khớp khuỷu tay và tăng cường sức cơ của các nhóm cơ trên cánh tay. Vì gãy trên lồi cầu xương cánh tay là một chấn thương lớn tại chi trên nên việc tập luyện cần có chỉ định rõ ràng về thời điểm cũng như phương pháp tập, nhằm đạt được hiệu quả hồi phục tối đa và an toàn cho người bệnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Nếp gấp màu trắng trên mí mắt sau 6 tháng cắt mí

  • Nếp gấp màu trắng trên mí mắt sau 6 tháng cắt mí
  • Nếp gấp màu trắng trên mí mắt sau 6 tháng cắt mí
  • Nếp gấp màu trắng trên mí mắt sau 6 tháng cắt mí

Dạ em có cắt mí được 6 tháng rồi ạ. Thì sau khi cắt mí 6 tháng, ở mắt phải (mắt khoanh tròn) em thấy có nếp gấp màu trắng ở đó còn mắt trái không có. Em không biết sau này có hết không ạ? Ảnh em nhắm mắt là sau 4 tháng thì cả hai mắt có đường màu trắng nhưng sau thì mắt trái hết rồi ạ. Và có một thắc mắc khác là lúc em cắt chỉ sau 7 ngày thì thấy mắt phải (mắt khoanh tròn), đường mí không vào đầu mắt ạ, còn mắt trái thì vào đầu mắt nên tự nhiên hơn, em không biết sau này nếu sửa lại thì có sửa cho mí mắt phải vào đầu mắt được không ạ?

  •  1 năm trước
  •  0 trả lời
  •  496 lượt xem
Tin liên quan

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây