1

Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai?

Dưới tác động của hormone sinh dục, lớp nội mạc tử cung dày lên tùy theo thời điểm trong từng tháng. Niêm mạc tử cung dày lên có ý nghĩa quan trọng trong việc thụ thai.

1. Liên quan giữa niêm mạc tử cung và sự thụ thai

Niêm mạc tử cung còn gọi là nội mạc tử cung là lớp tế bào lót ở mặt trong tử cung, dưới tác động của nội tiết tố nữ niêm mạc tử cung thay đổi dày mỏng theo chu kỳ kinh nguyệt, tuổi tác và khi mang thai. Niêm mạc tử cung có vai trò quan trọng trong việc thụ thai, mang thai.

Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt dưới tác động của hormone niêm mạc tử cung tăng sinh, đến khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt niêm mạc tử cung dày khoảng 8-12mm giai đoạn này xảy ra hiện tượng rụng trứng. Nếu có hiện tượng thụ thai xảy ra ở khoảng thời gian rụng trứng thì cơ thể sản xuất một lượng lớn hormone nữ làm cho niêm mạc tăng sinh mạnh mẽ giúp cho trứng đã thụ thai vào làm tổ.

Tuy nhiên, có một số trường hợp do nội tiết tố không đủ hoặc một số nguyên nhân khác dẫn tới niêm mạc tử cung mỏng hơn 8mm làm cho phôi thai không bám được vào buồng tử cung dẫn đến sảy thai. Hoặc có một số trường hợp niêm mạc tử cung quá dày làm cho quá trình thụ thai khó khăn hơn, có thể dẫn tới chậm có thai.

Đến cuối chu kỳ kinh nguyệt nếu không xảy ra quá trình thụ tinh, lượng hormone trong cơ thể giảm đột ngột dẫn tới niêm mạc bị bong ra và đẩy ra ngoài tạo thành hiện tượng hành kinh.

Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai?
Sự thay đổi của niêm mạc tử cung theo từng giai đoạn

2. Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai?

Trước khi trả lời câu hỏi niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai, cần phải biết sự biến đổi của niêm mạc tử cung theo chu kỳ kinh nguyệt như sau:

  • Niêm mạc tử cung bình thường dày khoảng từ 7-8mm
  • Giai đoạn đầu chu kỳ kinh, sau khi hành kinh là lúc niêm mạc tử cung mỏng nhất khoảng 3-4mm
  • Giai đoạn rụng trứng niêm mạc tử cung khoảng từ 8-12mm.
  • Nửa cuối chu kỳ niêm mạc tử cung dày đến khoảng 12-16mm.

Nếu kinh nguyệt đến chậm kết hợp với niêm mạc tử cung dày trong khoảng từ 8-16mm thì đây là một dấu hiệu cho thấy bạn đã thụ thai. Thế nên khi niêm mạc tử cung dày khoảng 13mm thử que 2 vạch thì khả năng bạn đã mang thai và độ dày niêm mạc tử cung như thế này phù hợp để cho thai phát triển.

Một số trường hợp tuy đã thụ thai nhưng niêm mạc tử cung lại quá mỏng dưới 8mm, thì khả năng trứng đã thụ tinh di chuyển từ vòi trứng (là nơi diễn ra quá trình thụ tinh) về buồng tử cung rất khó có thể bám vào lớp niêm mạc này. Dẫn tới nguy cơ sảy thai, thai chết lưu...

Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai?
Hình ảnh niêm mạc tử cung trên siêu âm

3. Làm sao để cải thiện niêm mạc tử cung?

Niêm mạc tử cung có thể quá dày hoặc quá mỏng và cả 2 tình trạng này đều sẽ ảnh hưởng đến quá trình mang thai ở phụ nữ. Vì vậy, khi bị niêm mạc tử cung dày hoặc mỏng ngoài điều trị bằng thuốc có thể kết hợp với chế độ ăn uống giúp cải thiện niêm mạc tử cung.

3.1 Niêm mạc tử cung dày

Thông thường, người có niêm mạc tử cung dày sẽ được chỉ định điều trị bằng hormone để tái thiết lập sự cân bằng giữa estrogen và progesterone trong cơ thể, nhờ đó gia tăng khả năng thụ thai của phụ nữ. Ngoài ra có thể kết hợp với các chế độ sau:

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp tiêu hao bớt lượng hormone estrogen trong cơ thể và giúp duy trì cân nặng hợp lý.
  • Tránh thức khuya, khi ngủ đủ giấc giúp cơ thể tiết hormone cân bằng.
  • Chế độ ăn uống: Hạn chế các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành, các thực phẩm giàu vitamin C và sắt; hạn chế các thực phẩm chứa nhiều vitamin E
  • Tái khám theo dõi tình trạng niêm mạc tử cung dày.
Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai?
Khám phụ khoa định kỳ giúp phụ nữ phát hiện bệnh lý sớm

3.2 Niêm mạc tử cung mỏng

Ngoài điều trị các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới niêm mạc tử cung mỏng có thể kết hợp với các chế độ như

  • Chế độ ăn uống: Tăng cường các thực phẩm giàu sắt, vitamin C, vitamin E. Ngoài ra nên ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành vì trong đậu nành có thành phần tương tự estrogen.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya.
  • Không nên nạo phá thai hay lạm dụng các thuốc kích trứng quá nhiều.

Tóm lại, niêm mạc tử cung dày khoảng từ 8-10mm là phù hợp nhất cho việc thụ thai. Tuy nhiên nếu sau khi châm kinh mà niêm mạc tử cung dày từ khoảng 8-16mm là khả năng có thai cao. Niêm mạc tử cung liên quan mật thiết tới sự thụ thai nên nếu niêm mạc quá mỏng hay quá dày ảnh hưởng tới quá trình thụ thai và làm tổ, khi bị bất thường độ dày niêm mạc tử cung cần khám tìm nguyên nhân và khắc phục giúp quá trình thụ thai, mang thai thuận lợi.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19

Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?
Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Viêm âm đạo do Trichomoniasis
Viêm âm đạo do Trichomoniasis

Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.

Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?
Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?

Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.

Video có thể bạn quan tâm
Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh 03:22
Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh
Video hướng dẫn về cấy que tránh thai
 3 năm trước
 973 Lượt xem
Tin liên quan
Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?
Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng tinh dầu, bao gồm cả tinh dầu khuynh diệp trong thời gian mang thai nhưng khuynh diệp là một loại thảo dược tương đối an toàn với phụ nữ mang thai nếu sử dụng đúng cách.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây