1

Những thuốc không nên dùng cho người cao tuổi - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Một số bệnh lý hay gặp của người cao tuổi

Khoảng trên 20 bệnh thường gặp nhất với người già đã được thống kê, nhưng phải kể đến 5 bệnh lý đặc trưng nhất, đó là:

  • Giảm sút trí tuệ, từ giảm trí nhớ, trầm cảm, lú lẫn, tai biến mạch máu não đến bệnh Alzheimer..
  • Mất thăng bằng cơ thể bởi sự trục trặc của nhiều bộ phận chức năng, giác quan kém, kể cả môi trường sống...
  • Rối loạn cơ tròn đặc biệt tiểu tiện không tự chủ do mất sự điều hòa của bàng quang, do trạng thái tâm thần, nhiễm khuẩn, hoạt động của cơ bức niệu, do tắc, do stress...
  • Phản ứng của thuốc: gấp 2-3 lần người trẻ, do kém thanh thải, giảm men chuyển hóa, dùng nhiều thuốc cùng lúc gây tương tác, do sự nhạy cảm thuốc, nhầm lẫn thuốc...
  • Bất động gây rối loạn do sức già yếu về xương khớp, cơ bắp, nghị lục, các bệnh khác như tim mạch, thần kinh, mất thăng bằng lo sợ té ngã...

Có một số thuốc cần chú ý khi sử dụng cho người già

Thuốc an thần kinh:

  • Các phenothiazin, butyrophenon, benzamid, các benzodiazepin.
  • Người già thường hay mất ngủ và trầm cảm, nếu có dùng chỉ nên dùng các loại thuốc tác dụng nhanh, chuyển hóa ít biến đổi.

Thuốc ngủ:

  • Các loại barbituric, dẫn chất benzodiazepin, các kháng histamin H1... gây rối loạn chuyển hóa pozphyrin, suy hô hấp, suy gan, gây thiếu máu, đau khớp, nhuyễn xương, rối loạn tâm thần, mất điều hòa động tác, lú lẫn té ngã.
  • Các kháng histamin H1 loại làm dịu, gây ngủ, kháng tiết cholin gây bí đái, lú lẫn, táo bón, phì đại tuyến tiền liệt...
  • Thuốc kháng histamin H2: như cimetidin, ranitidin... gây lú lẫn, té ngã gây thương tích, liệt dục khó hồi phục...

Thuốc kháng tiết cholin:

Các thuốc benzatropin, biperiden, procyclidin, tropatepin... gây bí đái, táo bón, lú lẫn.Thuốc chống trầm cảm: các loại imipramin, dẫn chất IMAO... gây chóng mặt, triệu chứng ngoại tháp, hạ hoặc đang tăng huyết áp, suy nhược, nhức đầu, rất dễ gây ngã. 

Dùng thuốc cho người già phải hết sức chú ý và thận trọng:

  • Chọn thuốc cho phù hợp.Ví dụ: dùng paracetamol thay cho các NSAID; bảo đảm không để xảy ra các tác dụng phụ do thuốc, chỉ dùng thuốc khi không dùng không được (không lạm dụng)
  • Dùng thuốc với liều thấp và tăng dần tùy theo sự đáp ứng; thuốc dùng giản đơn ít phối hợp.
  • Nếu dùng nhiều thuốc một lúc cần có hướng dẫn thật rõ ràng; khi uống thuốc cần có sự giúp đỡ của người thân, không nên để tự lấy uống để tránh nhầm lẫn thuốc và liều lượng, đặc biệt là không nên đưa lọ đầy thuốc cho người già có biểu hiện lú lẫn/hoặc sống với trẻ nhỏ.
  • Người già, lại càng đặc biệt với người 80 tuổi trở lên, ngoài 20 bệnh thường gặp như ung thư, huyết áp cao, loãng xương... với 5 bệnh lý đặc trưng mà giảm sút trí tuệ, một bệnh đáng sợ nhất và là nỗi ám ảnh không những với người già mà còn đối với cả người thân.

Lưu ý: Người cao tuổi khi uống thuốc cần có hướng dẫn và sự giúp đỡ của người thân.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?

Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây