Những nguy hiểm từ bệnh viêm màng não - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Bệnh viện Hoàn Mỹ
15:39 +07 Thứ hai, 23/08/2021
Lâm sàng
Đặc điểm lâm sàng của VMN lao
Thời kỳ khởi phát
- Bệnh thường khởi phát từ từ, kéo dài vài tuần với các biểu hiện của hội chứng nhiễm độc lao như sốt nhẹ về chiều và tối, mệt mỏi, ăn ngủ kém, gầy sút cân, ra mồ hôi trộm, da xanh…
- Kèm theo, có thể có các dấu hiệu về thần kinh, lúc đầu thường nhẹ, thoáng qua và tăng dần: nhức đầu, buồn nôn, mất ngủ, thay đổi tính tình, đôi khi bại nhẹ thoáng qua hoặc co giật cục bộ… Trẻ em thường hay bỏ ăn, bỏ chơi, hay buồn ngủ…
Thời kỳ toàn phát
- Hội chứng nhiễm khuẩn – nhiễm độc: Biểu hiện sốt thường đa dạng, có thể sốt nhẹ về chiều hoặc là sốt cao liên tục, sốt dao động… kèm theo các biểu hiện nhiễm độc lao rõ và cơ thể gầy yếu, suy kiệt nhanh.
- Hội chứng màng não: Xuất hiện từ từ, ngày một rõ và đầy đủ hơn. Nhức đầu âm ỉ thường xuyên, đôi khi nhức đầu dữ dội. Có triệu chứng tăng kích thích, sợ ánh sáng, tăng trương lực cơ… Khám thấy dấu hiệu màng não (+).
- Các triệu chứng tổn thương thần kinh khu trú: hay gặp nhất là hội chứng nền, biểu hiện bằng các triệu chứng tổn thương các dây thần kinh sọ não vùng nền não, nhất là các dây II, III, IV, VI, VII, VIII…. Nặng hơn có thể thấy tổn thương các dây IX, X, XI… hoặc liệt nửa người, liệt tứ chi…
- Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ có rối loạn ý thức, bán hôn mê, hôn mê và tử vong.
Chẩn đoán
Lâm sàng
- Khởi phát từ từ, có hội chứng nhiễm độc lao.
- Hội chứng màng não: (+)
- Thường có biểu hiện tổn thương dây thần kinh sọ não vùng nền não (dây II, III, IV, VI, VII…).
- Thường có tiền sử hoặc đang mắc lao.
Xét nghiệm
- Xét nghiệm thông thường: Bạch cầu máu ngoại vi thường không tăng, tỷ lệ Lympho bào tăng, Tốc độ máu lắng thường tăng, Mantoux (+)…
- Dịch não tuỷ: Rất có ý nghĩa trong chẩn đoán (như mô tả ở trên, 5.1.2.).
- Soi đáy mắt: Đôi khi thấy được củ lao (củ Bouchut: là những hạt màu trắng, kích thước trung bình bằng 1/4 đường kính gai thị, có thể thấy 1 hoặc vài củ), thường thấy khi VMN lao kèm theo lao kê.
- Chụp cắt lớp vi tính: Đôi khi thấy được củ lao ở não (khi cắt lớp mỏng).
- Cấy tìm trực khuẩn lao trong dịch não tuỷ: Có giá trị chẩn đoán quyết định khi (+). Tuy nhiên tỷ lệ nuôi cấy trực khuẩn lao trong dịch não tuỷ thường thấp.
- Tìm kháng thể kháng lao trong huyết thanh và trong dịch não tuỷ: Ít giá trị trong chẩn đoán.
- Tìm kháng nguyên lao trong huyết thanh và trong dịch não tuỷ: Rất có giá trị chẩn đoán nếu thấy kháng nguyên lao trong dịch não tuỷ.
- Kỹ thuật PCR phát hiện ADN trực khuẩn lao trong dịch não tuỷ: Rất có giá trị.
Tiên lượng, tiến triển và di chứng
Tiên lượng
Thường phụ thuộc vào các yếu tố:
- Tuổi: trẻ dưới 3 tuổi hoặc người già có tiên lượng nặng.
- Ổ lao nguyên phát:Lao thâm nhiễm, thường nhẹ.
- Lao kê, thường nặng.
- Thời gian phát hiện và điều trị.
- Các thể bệnh VMN – não, VMN – tuỷ, thể giả u… thường nặng.
Tiến triển
- Nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và trực khuẩn lao không kháng thuốc: Sau 2 – 4 tuần điều trị bệnh nhân hết sốt, sau 6 – 8 tuần hết hội chứng màng não, sau 2 – 4 tháng dịch não tuỷ mới trở lại bình thường.
- Chẩn đoán, điều trị muộn hoặc do trực khuẩn lao kháng thuốc: Sốt tăng hơn, mạch không đều, suy hô hấp, tắc luư thông dịch não tuỷ, phù não, hôn mê và tử vong.
Di chứng
VMN lao thường gây ra nhiều di chứng nặng:
- Tổn thương thần kinh không hồi phục: Gây triệu chứng liệt khu trú, lác mắt, mù, bán manh…
- Dày dính màng não, viêm não thất, tắc lưu thông dịch não tuỷ và não nước.
- Rối loạn tâm thần, thiểu năng trí tuệ.
- Động kinh.
- Rối loạn nội tiết và dinh dưỡng do tổn thương vùng dưới đồi, tuyến yên gây đái nhạt, béo bệu…
- Các di chứng do tai biến điều trị thuốc chống lao kéo dài như điếc, rối loạn tiền đình…
Nguyên tắc điều trị
- Điều trị sớm, tại bệnh viện.
- Phối hợp kháng sinh chống lao liều cao ngay từ đầu, đủ liều, kéo dài, đủ phác đồ, theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
- Nâng cao sức đề kháng toàn thân, kết hợp theo dõi chống biến chứng, di chứng…
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Blog khác của bác sĩ