1

Nhiễm trùng bàn tay - bệnh viện 103

I. Đại cương

–  Nhiễm trùng bàn tay là một trong những nhiễm trùng hay gặp nhất ảnh hưởng đến chức năng, ít tử vong.

–  Nguyên nhân:

Do các vết thương trực tiếp (gai, kim, dằm, thủy tinh,…). Có khi vết xây xát, thủng da đã liền sẹo rồi mới thấy sưng tấy. Mần bệnh: tụ cầu, liên cầu.

– Triệu chứng chung của nhiễm trùng bàn tay:

Là hiện tượng sưng tấy, đỏ, đau tại vết thương. Hai dấu hiệu chính của đau là:

  • Vùng đau nhức khu trú -> biết vùng bị viêm, tổ chức bị viêm.
  • Cơn đau nhức nhối về ban đêm làm cho bệnh nhân bị mất ngủ.

Một số nét chung về điều trị nhiễm trùng bàn tay

1.Thời kì viêm tấy chưa làm mủ

Chủ trương không rạch sớm mà phải điều trị bảo tồn

1.1. Tại chỗ

Ngâm ngón tay, bàn tay bằng nước ấm. “Dùng” một đợt song ngắn, phóng bế gốc chi bằng Novocain 0,25%.

1.2. Kháng sinh toàn thân

Tiêm hoặc uống.

1.3. Bất động

Nẹp bột, nẹp cramer cẳng bàn tay tư thế cơ năng, nhằm làm khu trú ỏ viêm tấy hoặc nhanh làm mủ.

2. Thời kì đã làm mủ

Phải mổ

  • Tháo mủ, dẫn lưu triệt để.
  • Cắt lọc sạch tổ chức hoại tử.

Do vậy cần:

  • Vô cảm tốt: tê đám rối, mê…
  • Vùng mổ phải sạch, rõ ràng: garos.
  • Đường rạch rộng nhưng không vào vùng lành.
  • Dẫn lưu làm cao su mỏng.
  • Ngâm tay dung dịch thuốc tím 1/4000.
  • Bất động.
  • Tập vận sớm các ngón không bị.

Nhiễm trùng bàn tay gồm:

  • Chín mẻ.
  • Viêm tấy bàn tay.

Chín mẻ: nhiễm khuẩn tổ chức tạo nên ngón tay gồm: Chín mẻ nông – Dưới da – Sâu (hoặc chia ra: Nông- Sâu).

2.1. Chín mẻ nông

Phát sinh trong thành phần lớp da ngón tay.

Thể tấy đỏ:

  • Ngón tay hơi sưng, đau, da đỏ ửng.
  • Nhưng không có làm mủ.

Điều trị:

Ngâm nước nóng, phóng bế gốc chi.

2.2. Chín mé trong da (thể phổng)

  • Mủ tích ở lớp thượng bì -> nốt phỏng mủ.
  • Lúc đầu đau, sưng đỏ sau đó mủ tích đọng ở thượng bì.

Điều trị:

Rạch tháo mủ và băng ép + kháng sinh toàn thân.

2.3. Chín mé thể nhọt

Thường ở mu ngón tay.

Điều trị:

Gây tê tại chỗ, gốc ngón rạch tháo mủ.

2.4. Chín mé quanh móng

Lúc đầu ở 1 phần góc móng sau đó lan rộng ra xung quanh. Nếu mủ lan cả vào gốc móng gây rò mủ kéo dài đến khi phải lấy bỏ phần móng đi mới hết.

Điều trị:

Gây tê gốc ngón, rạch 1 đường quanh móng, lật lên, cắt bỏ 1 phần móng có mủ ở dưới da để dẫn lưu.

2.5. Chín mé dưới móng

Có thể tiên phát, do một mảnh đâm vào đầu ngón tay. Bệnh nhân đau nhức nhiều, nhất là khi bóp vào đầu ngón tay để muộn thấy rõ mủ trắng ở dưới móng.

Điều trị:

Cắt bỏ phần móng bị mủ dội lên hình tam giác. Nếu mủ lan toàn bộ dưới móng thì phải lấy bỏ móng.

3. Chín mé sâu

3.1. Chín mé thể xương

Tức là viêm xương đốt bàn hay ở đốt 3. Có thể là nguyên phát hoặc từ chin mé dưới da biến chứng.

Triệu chứng:

  • Cố gắng giữ nguyên phần mềm để bào tồn độ dài ngón.
  • Đốt ngón tay sưng to, bì lên, da tím đỏ và bệnh nhân rất đau. Khi bấm vào móng tay sẽ đau chói. Có thể có lỗ dò mủ xung quanh mọc tổ chức hạt. XQuang sau 2-3 tuần thấy lúc đầu xương đốt mờ đi không đều sau đó hình thành mảng xương chết.

Điều trị:

  • Gây tê, rạch rộng cắt lọc tổ chức hoại tử lấy xương chết.
  • Ngâm tay dung dịch thuốc tím hằng ngày kết hợp: kháng sinh toàn thân và lí liệu tập vận động.

3.2. Chín mé thể khớp

Nguyên phát hoặc thứ phát, Khớp sưng tấy đỏ, hạn chế vận động.

XQuang: hình ảnh thưa xương, hẹp khe khớp.

Điều trị:

  • Bơm rửa khớp bằng kháng sinh + dung dịch huyết thanh 9‰ nếu sớm và kháng sinh toàn thân, bất động.
  • Cắt đoạn khớp, cố định tư thế cơ năng.

3.3. Chín mé thể gân

Lâm sàng:

  • Bệnh nhân đau dọc theo các gân gấp ngón tay, nhất là ở vùng túi cùng.
  • Ngón tay bị co lại như cái móc, không duỗi ra được.

Toàn thân:

  • Nhiễm trùng nhiễm độc nặng, sốt cao, mệt mỏi.

Điều trị:

  • Dùng đường rạch mở vào đáy bao.
  • Ngang khớp bàn ngón bộc lộ túi cùng bao gân.
  • Rạch dẫn lưu mủ và bơm rửa bao gân bằng huyết thanh ấm  pha kháng sinh

II. Viêm tấy bàn tay

1. Viêm tấy bàn tay nông

Bao gồm viêm tấy ửng đỏ, nốt phổng ở chỗ chai tay là những viêm tấy nhẹ, cục bộ ở trên lớp cân nông.

Điều trị: giống như chín mé (bảo tồn hoặc rạch tháo mủ).

2. Viêm tấy bàn tay bàn tay sâu dưới cân mạc

Nhắc lại về giải phẫu:

Khoang tế bào dưới cân mạc ở gan tay được phân ra 4 ô: ô mô cái, ô mô út, khoang giữa gan tay và khoang kẽ ngón tay.

2.1. Viêm tấy mu tay

Ở bất kì chỗ nào của mu tay khi có mủ thì mủ ở dưới cân mu tay, giữa cân và gân duỗi.

Điều trị: rạch rộng tháo mủ, băng ép.

2.2. Viêm tấy kẽ ngón tay

Kẽ ngón tay sưng tấy bùng nhùng mủ nhưng gan tay lại bình thường. Mu tay có thể bị sưng nề do ứ máu tĩnh mạch và 2 ngón tay ở cạnh kẽ ngón viêm tấy bị zoãng rộng ra như “càng cua”.

2.3. Viêm tấy ô mô cái (viêm tấy Delbeau).

Do vết thương trực tiếp  ở ô mô cái hoặc do nhiếm khuẩn khu trú ở bao gân ngón cái lan sang.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây