1

Nhiễm khuẩn nhiễm độc thịt hộp do Clostridium  botulium - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Nhiễm khuẩn nhiễm độc thịt hộp do Clostridium botilium là bệnh th­ờng có biểu hiện sốt nặng do dùng thức ăn đóng hộp (thịt, cá…) và các thức ăn nguội có nhiễm ngoại độc tố của Clostridium botulium. Đặc điểm lâm sàng là: Hội chứng dạ dầy – ruột cấp tính, dãn đồng tử, khô miệng, mất phản xạ và bại liệt nhiều cơ.

1. Mầm bệnh

Cl. botulium là trực khuẩn Gram (+), sống kỵ khí, sinh nha bào. Nha bào có nhiều ở đất và có sức đề kháng cao. Có 7 chủng (A,B, C, D, E, F, G). Các chủng A, B, D, E  hay gây bệnh cho ng­ời. Ngoại độc tố Cl. botulium có độc lực rất mạnh và không bền vững với nhiệt độ ở 1000C trong 10 phút thì bị huỷ

2. Bệnh sinh

Các triệu chứng của bệnh là do ngoại độc tố của Cl. botulium tác động và làm tổn th­ơng hệ thần kinh phó giao cảm và các tế bào thần kinh vận động ở hành não, tuỷ sốnggây nên các triệu chứng liệt và giảm tiết.

3. Lâm sàng

Ủ bệnh từ 5 giờ – 5 ngày.

Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng phụ thuộc độc lực của chủng và l­ợng độc tố ăn vào.

Khởi phát có các dấu hiệu về tiêu hóa nh­: buồn nôn, đau bụng, ỉa chảy.

Toàn phát: Với các triệu chứng liệt có đặc điểm liệt cả 2 bên đối xứng phối hợp với những rối loạn tiết dịch các tuyến như­:

  • Giảm tiết n­ớc mắt, giảm tiết n­ớc bọt dẫn tới khó nói, khó nuốt, khô miệng – mất tr­ơng lực thực quản.
  • Nhìn mờ, nhìn đôi, dãn đồng tử
  • Bụng ch­ướng, táo bón.
  • Mệt nhọc, yếu ớt, da khô.
  • Liệt các cơ ngoại vi.
  • Khi có liệt các cơ hô hấp thì bệnh cảnh rất nặng, dễ tử vong. Trong khi đó bệnh nhân tỉnh táo, không sốt, không có hội chứng màng não.

4. Chẩn đoán

  • Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng là chính. Các xét nghiệm cho kết quả muộn.
  • Chẩn đoán phân biệt với bệnh nh­ợc cơ, bại liệt, viêm họng do virut và liên cầu, tắc ruột.

5. Điều trị

  • Rửa dạ dầy, thụt tháo rửa ruột để loại trừ độc tố còn sót.
  • Dùng huyết thanh kháng độc tố botulin hỗn hợp A,B, D, E tiêm bắp hoặc d­ới da.
  • Kháng sinh đề phòng bội nhiễm. Bổ sung n­ước, điện giải.
  • Mở khí quản, hô hấp điều khiển nếu có liệt cơ hô hấp.
  • Ăn qua sonde nếu có rối loạn nuốt.
  • Vitamin nhóm B,C.
  • Tỷ lệ tử vong còn cao.

6. Dự phòng

Không ăn đồ hộp đã h­ư hỏng (thủng, phồng…), không dùng thức ăn nguội nghi ô nhiễm…

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Vi khuẩn HP là gì? Gây hại thế nào?
Vi khuẩn HP là gì? Gây hại thế nào?

Ngoài căng thẳng và thói quen ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao, vi khuẩn HP cũng là một nguyên nhân gây loét dạ dày.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây