1

Ngừng tuần hoàn đột ngột - những điều cần biết - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Biểu hiện 

  • Đột ngột mất ý thức;
  • Ngừng thở hoặc thở ngáp;
  • Không có dấu hiệu mạch đập (mất mạch cảnh ở cổ và mạch bẹn).
  • Đôi khi có thể có các dấu hiệu khác xảy ra trước khi ngừng tuần hoàn đột ngột, bao gồm: Tức ngực, khó thở, mệt thỉu, hồi hộp, đánh trống ngực.
  • Nhưng nhiều trường hợp ngừng tuần hoàn đột ngột có thể xảy ra mà không có bất kỳ dấu hiệu báo trước nào.

Nguyên nhân 

  • Bệnh động mạch vành là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ngừng tuần hoàn đột ngột.
  • Các bệnh lý tim cấu trúc như suy tim, bệnh cơ tim giãn, bệnh lý van tim,…
  • Vấn đề về dẫn truyền điện ở trong tim như hội chứng Brugada và hội chứng QT dài.
  • Ngoài ra, ngừng tuần hoàn đột ngột có thể xảy ra ở các bệnh lý khác như cơn hen phế quản cấp, đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tai biến mạch máu não, các tai nạn như điện giật, đuối nước hoặc đa chấn thương nặng.

Phát hiện và xử trí 

  • Lưu ý, yếu tố thời gian là vô cùng quan trọng để bạn cứu sống một nạn nhân bị ngừng tuần hoàn đột ngột.
  • Một người nào đó đang bị ngừng tuần hoàn khi có hai dấu hiệu sau:
  • Mất ý thức đột ngột: Nạn nhân không có phản ứng khi được gọi to và lay mạnh vào vai.
  • Không thở bình thường: Nạn nhân không thở hoặc thở ngáp.
  • Không cần thiết phải bắt mạch của nạn nhân nếu bạn là người chưa được đào tạo.

Thực hiện nhanh chóng theo từng bước sau đây:

  • Gọi to để tìm sự giúp đỡ của người khác. Hãy gọi to rằng có người bị ngừng tim và yêu cầu người bên cạnh gọi điện ngay cho đơn vị cấp cứu ngoại viện 115.
  • Nếu bạn chỉ có một mình, hãy gọi ngay số 115 và nhanh chóng thông báo rằng có nạn nhân đang nghi ngờ bị ngừng tuần hoàn đột ngột, tại địa chỉ này… (nói rõ để tạo thuận lợi cho xe 115 tìm đến), cần có sự hỗ trợ ngay lập tức.
  • Tiến hành ép tim ngoài lồng ngực ngay lập tức với nguyên tắc ép nhanh, ép mạnh và hạn chế gián đoạn trong quá trình ép tim:
  • Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng, đặt hai tay của mình vào giữa ngực nạn nhân, ở vị trí một phần ba dưới xương ức, nhanh chóng ép vào ngực
  • Ép tim liên tục, hạn chế gián đoạn cho đến khi thấy nạn nhân có dấu hiệu bắt đầu thở hoặc khi nhân viên y tế 115 đến.
  • Nếu có nhiều người giúp đỡ thì thay phiên nhau ép tim cho nạn nhân mỗi 2 phút.

Nhận biết nguy cơ

  • Nhận biết một số yếu tố nguy cơ bị ngừng tuần hoàn đột ngột.
  • Tiền sử mắc bệnh mạch vành hoặc có các cơn đau thắt ngực trước đó;
  • Hút thuốc lá;
  • Huyết áp cao;
  • Rối loạn lipid máu;
  • Béo phì;
  • Đái tháo đường;
  • Lối sống ít vận động;
  • Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ ngừng tuần hoàn đột ngột như:
  • Tuổi tỷ lệ ngừng tuần hoàn đột ngột tăng theo tuổi;

 

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây