1

Ngộ độc Vitamin E

Ngộ độc vitamin E là khi lượng vitamin này tích tụ quá mức trong cơ thể và gây ra các biến chứng về sức khỏe, đặc biệt nếu người sử dụng mắc bệnh hoặc đang dùng một số loại thuốc. Do đó, nên sử dụng các chất dinh dưỡng từ thực phẩm để tăng cường lượng vitamin này và thảo luận với bác sĩ trước khi bổ sung.

1. Ngộ độc vitamin E là gì?

Vitamin E là một chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo, được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Trong cơ thể, vitamin E hoạt động tương tự như một chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương do gốc tự do gây ra. Gốc tự do là những hợp chất được hình thành khi cơ thể chúng ta chuyển đổi thức ăn thành năng lượng.

Cơ thể cũng cần vitamin E để tăng cường hệ thống miễn dịch nhằm chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập. Nó giúp mở rộng các mạch máu và giữ cho máu không bị đông lại bên trong. Ngoài ra, các tế bào sử dụng vitamin E để tương tác với nhau và thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác.

Tuy nhiên, cũng giống như các loại vitamin khác, nếu bạn nạp quá nhiều vitamin E thì có thể dẫn đến các biến chứng về sức khỏe. Trong trường hợp này, nó được gọi là quá liều vitamin E hoặc ngộ độc vitamin E.

2. Độc tính của vitamin E là gì?

Ngộ độc vitamin E là khi lượng vitamin E tích tụ quá mức trong cơ thể và gây ra các biến chứng về sức khỏe.

Khẩu phần ăn khuyến nghị (RDA) vitamin E ở người trưởng thành là 15 mg/ ngày. Vitamin thường có nhiều trong các loại thực phẩm sau đây:

  • Các loại dầu như đậu nành, cây rum, mầm lúa mì...
  • Hạt hướng dương, bơ đậu phộng, đậu phộng...
  • Kiwi, xoài, cà chua.
  • Rau bina và bông cải xanh.

Do vitamin E tan trong chất béo nên chúng có thể tích tụ lại trong cơ thể bạn, đặc biệt nếu bạn đang bổ sung quá nhiều thông qua thực phẩm chức năng hoặc chế độ ăn uống hàng ngày. Đối với vitamin E, giới hạn trên (UL) hoặc lượng mà hầu hết mọi người có thể tiêu thụ hàng ngày thông qua thực phẩm cũng như chất bổ sung mà không có biến chứng đó là 1.000 mg/ngày.

Ngộ độc Vitamin E
Ngộ độc vitamin E là khi lượng vitamin E tích tụ quá mức trong cơ thể

3. Ai cần bổ sung vitamin E?

Nhiều người bổ sung vitamin E với mong muốn cải thiện hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư hoặc tăng cường làm đẹp da, móng và tóc nhờ tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa. Tuy nhiên, bạn có thể không cần bổ sung vitamin E, vì rất hiếm khi gặp các vấn đề về sức khỏe do thiếu vitamin E.

Tuy nhiên, những người có một chế độ ăn ít chất béo hoặc bị rối loạn tiêu hóa và hấp thụ chất béo, chẳng hạn như xơ nang hay bệnh Crohn thì có thể có nguy cơ thiếu vitamin E.

Tốt nhất nên sử dụng các chất dinh dưỡng từ thực phẩm để thay thế và cần thảo luận với bác sĩ của bạn trước khi bổ sung, vì quá nhiều vitamin E có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là nếu người sử dụng mắc một số bệnh hoặc đang dùng một số loại thuốc.

4. Tác dụng phụ và triệu chứng khi ngộ độc vitamin E

Tương tự như ngộ độc vitamin A hay vitamin khác, việc bổ sung vitamin E liều cao (cung cấp hơn 300 mg mỗi ngày) có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người đang dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu (chẳng hạn như warfarin). Nguyên nhân là do vitamin E cản trở quá trình đông máu, cơ chế bảo vệ tự nhiên chống lại việc chảy máu sau khi chấn thương. Nó cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết hoặc đột quỵ do chảy máu trong não.

Uống bổ sung chất chống oxy hóa trong khi đang hóa trị hoặc xạ trị ung thư có thể làm thay đổi hiệu quả của những phương pháp điều trị này.

Nếu có bất kỳ lo ngại nào về các tương tác tiềm ẩn giữa vitamin E và thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

Ngộ độc Vitamin E
Ngộ độc vitamin e làm tăng nguy cơ đột quỵ

5. Điều trị và phòng ngừa ngộ độc Vitamin E

Mặc dù vitamin E là một chất dinh dưỡng cần thiết, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng quá liều, đặc biệt là khi dùng chất bổ sung. Độc tính của vitamin E có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như loãng máu và có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào.

Điều trị ngộ độc vitamin E nhẹ là ngừng bổ sung vitamin E, nhưng các biến chứng nghiêm trọng hơn có thể cần đến sự can thiệp của y tế.

Phương pháp tốt nhất để phòng ngừa tình trạng ngộ độc vitamin E đó là duy trì lượng vitamin E hàng ngày dưới mức UL 1.000 mg mỗi ngày. Quá liều rất khó xảy ra nếu bạn chỉ ăn các thực phẩm giàu vitamin E.

Ngoài ra, hãy đảm bảo cất giữ các thuốc/thực phẩm bổ sung này ở nơi an toàn, ngoài tầm với của trẻ em. Vì vitamin E có thể tan trong chất béo, do đó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm độc và biến chứng đối với trẻ em.

6. Một số thông tin tham khảo khác

Vitamin E từ các nguồn tự nhiên thường được liệt kê là "d-alpha-tocopherol" trên bao bì thực phẩm và nhãn phụ. Vitamin E tổng hợp (sản xuất trong phòng thí nghiệm) thường được liệt kê là "dl-alpha-tocopherol". Dạng tự nhiên có hoạt tính sinh học cao hơn một chút.

1 mg vitamin E = 1 mg d-alpha-tocopherol (vitamin E tự nhiên) = 2 mg dl-alpha-tocopherol (vitamin E tổng hợp).

Một số loại nhãn thực phẩm và thực phẩm chức năng thường liệt kê vitamin E theo đơn vị Quốc tế (IU). Vì vậy, 1 IU vitamin E dạng tự nhiên tương đương với 0,67 mg. 1 IU vitamin E dạng tổng hợp sẽ tương đương với 0,45 mg.

Khẩu phần ăn khuyến nghị (RDA) của vitamin E theo từng độ tuổi được khuyến cáo như sau:

  • Từ 0 đến 6 tháng tuổi: 4 milligrams (mg) hoặc 6 IU/ngày
  • Từ 7-12 tháng tuổi: 5 mg hoặc 7.5 IU/ngày
  • Từ 1-3 tuổi: 6 mg hoặc 9 IU/ngày
  • Từ 4-8 tuổi: 7 mg hoặc 10.4 IU/ngày
  • Từ 9-13 tuổi: 11 mg hoặc 16.4 IU/ngày
  • Từ Từ 14 tuổi trở lên: 15 mg hoặc 22.4 IU/ngày
  • Phụ nữ đang cho con bú: 19 mg hoặc 28.4 IU/ngày

Tóm lại, vitamin E là một chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để tăng cường hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin E liều cao có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người đang dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu. Do đó, bạn cần bổ sung vitamin E với liều lượng thích hợp.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?

Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.

Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây