1

Mục đích chụp x quang xương chũm

Chụp X-quang xương chũm là một trong những phương tiện chẩn đoán hình ảnh rất hữu ích trong chẩn đoán những bệnh lý viêm, nhiễm trùng tại xương chũm. Ngoài ra, chụp X-quang xương chũm cũng có thể được chỉ định trong trường hợp chấn thương. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết về chụp X-quang xương chũm

1.Xương chũm là xương gì của cơ thể?

Xương chũm là một xương nhỏ thuộc xương sọ. Xương chũm nằm ngay ở phía sau vành tai, lồi ra ngoài và có thể sờ thấy được. Ở tư thế giải phẫu, xương chũm nằm ở phía dưới, sau và ra ngoài so với xương thái dương. Tiếp giáp với xương chũm có rất nhiều cơ quan quan trọng như não, màng não, mạch máu và một số dây thần kinh quan trọng. Chính vì vậy, khi có một bệnh lý tổn thương tai xương chũm có thẻ dễ dàng lan qua các cơ quan khác.

Xương chũm có chức năng cực kì quan trọng đối với chức năng thính giác của cơ thể. Mặc dù được xem như là một xương của xương sọ nhưng về mặt bản chất, xương chũm không phải là một cấu trúc điển hình của xương. Bên trong xương chũm có nhiều túi khí giống như bọt biển, khác với cấu trúc đặc và thô ráp ở các xương khác của cơ thể. Những cấu trúc chứa không khí này có tác dụng bảo vệ các tế bào nhung mao của tai, điều hoà áp lực ở trong tai và giúp bảo vệ một phần xương thái dương nếu có chấn thương xảy ra.

Mục đích chụp x quang xương chũm
Xương chũm

2.Một số bệnh lý tại vùng xương chũm

Có hai bệnh lý thường gặp tại xương chũm thường xuất phát từ các ổ viêm và nhiễm trùng trong tai như viêm tai giữa. Nếu không được điều trị sẽ dễ dàng đưa đến viêm tai xương chũm.

Khi có tình trạng viêm xương chũm, bệnh nhân có thể bị chóng mặt, ù tai, suy giảm thính lực. Nếu nặng hơn có thể đưa đến tình trạng viêm nhiễm trùng các cơ quan quan trọng xung quanh như viêm não – màng não, áp xe ngoài màng cứng, phù gai thị hoặc nhiễm trùng huyết.

Để chẩn đoán tình trạng viêm xương chũm thì x – quang xương chũm là một phương tiện thường được sử dụng trên lâm sàng.

3.Chụp x-quang xương chũm là gì?

Chụp x-quang xương chũm hay còn được gọi với tên riêng là chụp X-quang Schuller. Kỹ thuật chụp X-quang này được chụp ở tư thế chụp thái dương nhĩ. Đây là tư thế phổ biến và thường được sử dụng khi các kỹ thuật viên hình ảnh học tiến hành chụp cho bệnh nhân.

Trên phim X-quang xương chũm (tư thế Schiller) hình ảnh viêm xương chũm có thể thấy các hốc trong xương chũm dày, mờ do sự phá các nhóm tế bào trong xương chũm, có những tổn thương bị mất vách và trở thành các ổ viêm lan rộng.

Ngoài ra, chụp x-quang xương chũm có thể được chỉ định trong một số trường hợp chấn thương vùng đầu liên quan đến xương chũm.

Mục đích chụp x quang xương chũm
Kết quả chụp X quang tư thế Schuller

4. Kỹ thuật chung về chụp Xquang Schuller :

Trong trường hợp bệnh nhân có những dấu hiệu đau tai hoặc đau do viêm tai hoặc do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng đau đau tại. Bác sĩ điều trị hoặc chẩn đoán hình ảnh có thể chỉ định cho bệnh nhân chụp Xquang Schuller.

Để chụp được X-quang xương chũm bệnh nhân cần phải có:

  • Tư thế chụp X quang Schuller giúp hình ảnh trên phim được bộc lộ hai bên sào bào, sào đạo thượng nhĩ và khớp thái dương hàm. Từ đó, bác sĩ có thể nhận thấy rõ và đánh giá các tổn thương nằm ở vùng xoang chũm và khớp thái dương hàm.
  • Kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn bệnh nhân nằm nghiêng theo từ thế chụp phim sọ nghiêng. Nguồn phát tia X quang chính nằm ở vị trí chếch 25 – 300 so với trục của 2 tai. Hoặc có thể điều chỉnh tâm điểm của nguồn cách ống tai ở đối bên lên phía trên khoảng 7cm và tia xuyên có thể đi xuyên qua ống tai bên chụp. Ngoài ra, vành tai của bên chụp phải gập về phía trước giúp cho hình ảnh không trùm lên xương chũm.

Tiêu chuẩn về chẩn đoán hình ảnh đối với kỹ thuật chụp Xquang Schuller như sau:

  • Ống tai ngoài và ống tai trong trùng khít lên nhau và phải nằm ngang mức với khớp thái dương hàm.
  • Vành tai gập về phía trước.
  • Viêm tai giữa cấp và mạn tính.

Các bước chuẩn bị của kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh để chụp Xquang Schuller

  • Chuẩn bị máy chụp X quang (hệ thống DR hoặc CR)
  • Máy in phim, hệ thống lưu trữ.
  • Hệ thống mạng HIS và gọi số tự động.
  • Đối với bệnh nhân khi tiếp xúc với các thiết bị hình ảnh cần phải tháo bỏ đồ trang sức, vật dụng kim loại nếu có.
Mục đích chụp x quang xương chũm
Hình ảnh máy chụp X quang để chụp Xquang Schuller

Các bước tiến hành để chụp Xquang Schuller

  • Bệnh nhân ở tư thế nằm sấp trên bàn chụp hình, tay bên cần chụp đặt xuôi theo thân minh, tay bên đối diện đặt ở vị trí ngay trước mặt.
  • Điều chỉnh dần tư thế của bệnh nhân nằm nghiêng, bình diện của đầu song song với phim, đầu bệnh nhân hơi cúi để mặt phẳng Virchow song song với bờ trên của phim chụp, nhĩ cầu bên gần phim nằm ngay trung tâm phim.
  • ĐIều chỉnh đầu đèn về phía chân 25 – 300, chọn một điểm 5cm trên và 5cm sau ống tai ngoài phía xa phim, hướng tia xuyên qua nhĩ cầu cần chụp.
  • Quan sát người bệnh qua kính chì buồng điều khiển, ấn nút phát tia X
  • Xem hình ảnh kỹ thuật đạt yêu cầu.
  • Hướng dẫn người bệnh rời khỏi vị trí chụp.
  • Xử lý kỹ thuật hình ảnh trên máy tính và in phim.

5.Mục đích của kỹ thuật chụp Xquang xương chũm

Mục đích chính của chụp X-quang xương chũm là để xác định các loại bệnh cũng như triệu chứng như:

  • Bệnh lý khớp thái dương hàm
  • Tai không phát triển.
  • Cholesteatoma trong tai (xương chết bị vây quanh bằng mô mỡ).
  • Chấn thương nghi vỡ xương đá.
  • Lỗ rò ống bán khuyên.
Mục đích chụp x quang xương chũm
Kỹ thuật chụp Xquang xương chũm giúp xác định bệnh lý khớp thái dương hàm

 

Xử lý kết quả sau khi chụp Xquang Schuller

Bình thường: thấy rõ các thông bào và vách ngăn của chúng.

Trường hợp bệnh lý:

  • Các thông bào mờ, các vách ngăn không rõ trong viêm xương chũm cấp tính.
  • Các thông bào mờ, các vách ngăn mất trong viêm xương chũm mạn tính.
  • Trên nền xương chũm mờ, có vùng sáng, xung quanh có bờ đậm nét, trong lởn vởn như mây nghĩ tới bệnh tích có cholesteatoma trong viêm xương chũm mạn tính có cholesteatoma.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây