1

Một số điều cần biết về kỹ thuật chụp động mạch vành - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Chỉ định chụp Động mạch vành khi nào?

1 - Nhồi máu cơ tim cấp:

Chỉ định chụp ĐMV và thông tim trong NMCT cấp là một chỉ định không thường quy. Tuy nhiên, ở những trung tâm tim mạch lớn với nhiều kinh nghiệm, người ta thường chụp và can thiệp ĐMV ngay thì đầu cho bệnh nhân NMCT cấp.

Các chỉ định chắc chắn được thống nhất trong NMCT cấp là khi:

  • Bệnh nhân vẫn đau ngực khi đã điều trị nội khoa tích cực, có rối loạn huyết động, có biến chứng cơ học,...
  • Những bệnh nhân đã ổn định sau NMCT mà xuất hiện đau ngực lại hoặc có nghiêm pháp gắng sức dương tính cũng là chỉ định bắt buộc.

2 - Đau ngực không ổn định:

Chỉ định chụp ĐMV sau khi được điều trị nội khoa tích cực mà bệnh nhân vẫn còn đau ngực.

3 - Đau ngực ổn định:

Chỉ định ở những bệnh nhân đáp ứng điều trị nội khoa kém hoặc có nguy cơ cao với các nghiệm pháp gắng sức (NPGS) dương tính.

4 - Các bất thường ở NPGS:

Chỉ định chụp ĐMV thường đặt ra ở những bệnh nhân có NPGS dương tính rõ với nguy cơ cao:

  • Dương tính ở mức gắng sức thấp.
  • ST chênh xuống sớm.
  • ST chênh xuống dạng dốc xuống.
  • ST chênh xuống > 2mm, kéodài.
  • Có tụt huyết áp hoặc xuất hiện rối loạn nhịp tim, nhất là nhịp nhanh thất.

5 - Rối loạn nhịp thất:

Chỉ định chụp ĐMV và thông tim trái là bắt buộc ở những bệnh nhân có rối loạn nhịp thất hoặc có tiền sử đột tử được cứu sống mà đã loại trừ các nguyên nhân do rối loạn chuyển hoá.

6 - Rối loạn chức năng thất trái:

Những bệnh nhân có rối loạn chức năng thất trái với EF <40% mà không rõ căn nguyên cũng cần phải chụp ĐMV và thông tim trái.

7 - Bệnh van tim:

  • Những bệnh nhân co bệnh lý van tim cần phẩu thuật tuổi > 40 (nam) và > 50 (nữ).
  • Để giúp xác định chênh áp qua đường ra thất trái (hẹp đường ra thất trái), hở van hai lá và van ĐMC.

8 - Các tình huống khác:

  • Có tách thành ĐM chủ mà có liên đới đến ĐM chủ lên.
  • Một số bệnh tim bẩm sinh để tìm hiểu dị dạng ĐMV có thể kèm theo. Thường tiến hành cùng thông tim phải để chẩn đoán, đo đạc áp lực, luồng thông,…

Chống chỉ định của chụp ĐMV

1 - Bệnh nhân có rối loạn đông máu:

Cần đánh giá tình hình đông máu của bệnh nhân trước thủ thuật. Nếu bệnh nhân đang dùng Warfarin cần ngừng 3 ngày trước làm thủ thuật.

2 - Suy thận nặng:

Cần theo dõi kỹ, hạn chế dùng các thuốc can quang và lọc thận nếu cần.

3 - Dị ứng thuốc cản quang:

Hỏi kỹ tiền sử đãdùng và có dị ứng với thuốc cản quang hay không.

4 - Nhiễm trùng đang tiến triển:

Đặc biệt tại vị trí sẽ thiết lập đường vào.

5 - Có rối loạn sinh hoá, điện giải, thiếu máu,…

6 - Suy tim mất bù

  • Làm khó khăn cho đường vào, có thể có các biến chứng nặng nề ( tắc mạch, tách thành ĐM, chảy máu khó cầm,…)
  • Tăng huyết áp trầm trọng không khống chế được.

7 - Phình ĐM chủ bụng:

Cần chú ý và có thể thay đường vào từ tay.

Nguy cơ và biến chứng của chụp ĐMV

Khá nhiều các biến chứng có thể gặp trong chụp và can thiệp ĐMV, tuy nhiên những biến chứng này là thấp và chấp nhận được.

Bệnh nhân cần được giải thích và biết về các biến chứng. Khi được giải thích trước, bệnh nhân có thể giúp bác sĩ phát hiện ra các biến chứng sớm.

  • Chết: Tỷ lệ này cao hơn ở những bệnh nhân phải làm cấp cứu, có tổn thương thân chung, rối loạn chức năng thất trái nặng. Tuổi cao, suy tim.
  • Nhồi máu cơ tim: Rất hiếm gặp, nhưng là hậu quả do làm tách thành ĐMV do đầu ống thông, làm bong một mãng xơ vữa từ ngoài vào, do huyết khối hoặc bơm khí vào ĐMV. Cần phải can thiệp cấp cứu, có khi phải phẫu thuật bắt cầu.
  • Tai biến mạch máu não: Có thể là hậu quả của bất cẩn trong việc đuổi khí, bệnh nhân có mãng xơ vữa tại quai ĐMC bị làm bong ra, do hình thành huyết khối hoặc chảy máu do dùng thuốc chống đông quá nhiều.
  • Co thắt mạch vành: Khi đưa Catheter vào ĐMV, đặc biệt là bên phải có thể gây ra co thắt. Nên thay bằng Catheter nhỏ hơn và dùng Nitriglycerin 100-200μg bơm thẳng vào ĐMV.
  • Suy thận: Thuốc cản quang có thể gây suy thận. Để giảm nguy cơ, đặc biệt ở những bệnh nhân có tiền sử bẹnh thận, hạn chế lượng cản quang ít nhất có thể, nên dùng loại cản quang low osmolar nonionic.
  • Suy tim: Suy tim trái cấp có thể xảy ra, nhất là khi sử dụng một lượng cản quang lớn. Ở những bệnh nhân suy tim, suy thận nên hạn chế chụp buồng tim.
  • Chảy máu: Khi chảy máu quanh Sheath, cần thay Sheath lớn hơn. Ép mạch thật tốt để tránh máu tụ quanh chổ chọc mạch. Khi chọc mạch vùng bẹn hơi cao, có thể chảy máu ngược chiều khoang ngoài phúc mạc, cần phát hiện sớm và có chỉ định điều trị ngoại khoa.
  • Nhiễm trùng: Cần phải tôn trọng qui tắc vô trùng để giảm tối thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
  • Biến chứng mạch máu: Ống thông ở trong lòng ĐM, có thể gây tổn thương ĐM đó hay các nhánh của nó, làm giảm máu tới đoạn xa của ĐM. Đôi khi cần phải phẩu thuật để tái lập dòng máu. Có thể gặp giả phình ĐM, dò động tĩnh mạch, huyết khối ĐM, tắc mạch ngoại vi phía dưới, chảy máu ngược dòng ngoài phúc mạc,… Khi chọc mạch quay, cần làm test Allen đánh giá và dùng ngay Heparin sau khi thiết lập được đường vào để phòng tránh các biến chứng.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây