1

Một số điều cần biết về Hạ huyết áp chỉ huy - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Hạ huyết áp (HA) chỉ huy

  • Sự chảy máu tại vết mổ trong quá trình hạ HA chỉ huy phụ thuộc vào HA tối đa, chứ không phụ thuộc vào lưu lượng tim ( DC – debit cardiaque). HA động mạch giảm không kèm theo giảm DC và không gây ra rối loạn chuyển hóa tế bào. 
  • Hạ HA chỉ huy cần phải chú ý đến hậu quả của việc dãn mạch gây ra. Giãn mạch ngoại vi có thể đạt được bằng cách lấy đi một phần hoặc hoàn toàn trương lực co mạch hoặc bởi tác dụng trực tiếp lên cơ trơn của các tiểu động mạch.
  • Gây mê sâu trong khi hạ HA chỉ huy góp phần làm giảm tiêu thụ ô xy tổ chức, đặc biệt là não và góp phần làm tăng tác dụng thuốc giãn mạch. Mặt khác, gây mê sâu làm mất đi sự điều hòa của hệ thống tuần hoàn dẫn đến làm thay đổi tác dụng của thuốc giãn mạch.
  • Sự giãn mạch dẫn đến thay đổi ở tiểu động mạch một chế độ tuần hoàn ở giữa tuần hoàn mạch đập và tuần hoàn liên tục: để có một lưu lượng máu ít thay đổi thì HA trung bình và áp lực bề mặt phải giảm.
  • Những mạch máu liên quan đến sự can thiệp của phẫu thuật, sự giảm bề mặt các mạch máu bị tổn thương do giảm áp lực thành và áp lực chuyển đổi dẫn đến giảm chảy máu.

Sinh lý bệnh của hạ HA chỉ huy bởi thuốc giãn mạch phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Mức độ hạ HA: sâu (HA trung bình ‹ 60 mmHg) hoặc trung bình.
  • Loại thuốc sử dụng và vị trí tác dụng (tiểu động mạch, tĩnh mạch hoặc hỗn hợp) trong sự hiểu biết về sự thay đổi có thể có khi thay đổi về liều của một thuốc, ví dụ như NTG.
  • Điều quan trọng của cơ chế tác dụng của phản xạ thần kinh và thần kinh thể dịch (hệ thống thần kinh thực vật, hệ renin-angiotensin, prostaglandin, vassopressin…) trong sự hiểu biết về sự thay đổi tác dụng trên bệnh nhân cụ thể, thuốc gây mê sử dụng và sự phối hợp thêm các thuốc giãn mạch.
  • Khối lượng máu lưu hành. Cần phải nhấn mạnh sự cần thiết của việc bảo đảm khối lượng máu lưu hành nhằm bảo đảm lưu lượng tim ổn định.

Chỉ định, chống chỉ định

Chỉ định

  • Hạ HA chỉ huy chỉ định khi tạo điều kiện cho phẫu thuật và giảm chảy máu trong mổ.
  • Phẫu thuật thần kinh sọ não: khối u mạch máu lớn, phình mạch, u màng não.
  • Phẫu thuật ung thư chảy máu lớn.
  • Phẫu thuật mạch máu: hẹp quai động mạch chủ bẩm sinh, phẫu tích quai động mạch chủ, nối chủ cửa, phình bóc tách động mạch chủ…
  • Phuật chấn thương lớn, mất máu nhiều.
  • Chảy máu khó kiểm soát trong mổ

Chống chỉ định

Chống chỉ định tuyết đối

  • Thiếu khối lượng máu lưu hành, đặc biệt kết hợp thiếu máu
  • Tăng áp lực nội sọ, thiếu máu não
  • thiếu máu cơ tim
  • Suy gan
  • Suy thận
  • Tăng huyết áp mức độ nặng

Chống chỉ định tương đối

  • Bác sỹ gây mê chưa có kinh nghiệm, thiếu trang bi theo dõi hồi sức trong phẫu thuật
  • Phu nữ mang thai

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây