1

Một số bệnh ở lợi - bệnh viện 103

Những bệnh bẩm sinh hoặc những u lành ở lợi đều là nhưng u thực sự hoặc u loại tăng sản, khu trú tập trung hoặc lan toả kiểu phì đại.

Danh từ Epulis để chỉ khối u ở vùng lợi từ thời cổ xưa, gây ra nhiều tranh luận về tổ chức học và danh từ gọi bệnh. Nhưng cuối cùng, u lợi hay epulis vẫn còn được thông dụng.

Năm 1860, với luận án của Nelaton, epulis đồng nghĩa với u huỷ cốt bào ở lợi. Nhưng như ở phần u xương hàm đã nói ở trên, u huỷ cốt bào (myeloplaxe) cũng không rõ nghĩa lắm, nó không đặc trưng cho một khối u thực sự vì huỷ cốt bào hay tế bào khổng lồ có mặt trong nhiều tổ chức viêm nhiễm bình thường hoặc trong các u tăng sản. Chính Nelaton đã sát nhập hai danh từ cùng không đặc trưng và không rõ nghĩa để chỉ một căn bệnh là u ở vùng lợi.

Cho tới năm 1887, khi Desir de Fortunet viết rằng “Tóm lại, trong danh từ lâm sàng, epulis là một khối u đặc ở bờ lợi ổ răng tiến triển nhanh hoặc chậm, nhưng không gây viêm hạch, không loét và thường không tái nếu cắt bỏ toàn bộ”. Từ đó, lại càng có những ý kiến không thống nhất dược nữa.

Có tác giả cho u lợi (epulis) là một u ở xương hàm gắn liền với hệ thống răng, nhưng đúng ra thì bản thân răng không gây ra u lợi mà chỉ giúp thêm cho các kích thích phát triển gây ra u lợi.

Thực ra u lợi chỉ là một quá trình phục hồi bất bình thường của một tổn thương ở lợi sau sang chấn như sước, loét, hàm giả, viêm lợi, v.v..Như vậy, u lợi có nghĩa là một u tăng sản xảy ra sau, với một quá trình như ở viêm lợi phì đại, botryomycom, u huỷ cốt bào, viêm xương xơ, tổn thương sùi ở da (như viêm da có mủ, lao, giang mai, ung thư sùi) và sẹo lồi, sẹo phì đại.

Trên lý thuyết, người ta gạt bỏ danh từ u lợi hay epulis vì không rõ nghĩa, mà dùng từng thể bệnh như trong u xương hàm. Nhưng trong thực tế, người ta vẫn quen dùng epulis để chỉ loại khối u đặc biệt ở lợi hay gặp.

U lợi bẩm sinh

Hiếm gặp, năm 1953 y thư ghi nhận có 32 ca. Thường xảy ra ở trẻ sơ sinh gái (9/10), và ở hàm trên (2/3). U nhỏ, một khối, bằng hạt đậu, chắc, ở giữa vùng niêm mạc ổ răng, đôi khi có cuống. Thường gây vướng khi bú. Cắt bỏ dễ, không tái phát.

Về tổ chức học, có những tế bào sáng với bào tương hạt, nhân bé, trên có biểu mô hơi tăng sản bao phủ. Một số tác giả như Ardouin, Moulonguet tìm thấy nhhững tế bào men, nên gọi loại u này là u men tế bào xốp (adamantinome spongiocytaire).

Điều trị cần cắt bỏ.

Ngoài u lợi bẩm sinh, lợi còn có thể có loại u nhú hay u gai bẩm sinh (papillome) và được gọi là nơ-vi trắng xốp (white-spongy-noevus).

U lợi mắc phải

Hay gặp và là u điển hình ở lợi mà danh từ thông dụng là epulis, mặc dù về tổ chức học và cơ chế không rõ nghĩa.

Hay gặp ở phụ nữ, có thể có tiền sử sang chấn niêm mạc lợi hoặc không. Bắt đầu từ từ, to dần và tới khi khám, thường là một u nhỏ bằng hạt lạc hay đầu ngón tay ở mặt trước vùng lợi gần cổ răng. U thường ở giữa hai răng cửa hàm trên, hoặc giữa răng cửa và răng nanh hàm dưới, nhưng cũng có thể ở vùng răng hàm.

U đỏ, nhẵn, mềm, có cuống rõ rệt đặc điểm của epulis. Cuống có thể nhỏ, hoặc lan rộng giữa cổ răng vào sâu tới chân răng, răng lung lay dần. Rất dễ chảy máu và có thể nhiễm khuẩn phụ. Có khi u tím sẫm, gồ ghề, có loét ít., nhưng bao giờ cũng có cuống rõ. Có khi u lợi có nhiều khối tập trung lan cả vào mặt trong ở hàm ếch hoặc vùng sàn miệng.

Tiến triển từng đợt nhiễm khuẩn, rồi to nhanh và thường tiêu huỷ xương ổ răng làm răng lung lay rồi rụng. Hoặc có thể trở thành u lợi xơ, rồi cốt hoá thành một khối với xương hàm như u xương.

Sự cốt hoá tiến triển theo hai kiểu:

  • Hoặc cốt hoá dính với bờ ổ răng thành một mào xương cứng, ranh giới rõ, hay hợp thành một bó các bè xương phát triển trong đám tổ chức liên kết. Những sự kiện này tiến hành đồng thời giống như trong u tăng sản của xương hàm.
  • Hoặc cốt hoá ngay trong lòng khối u, không dính với bờ xương ổ răng thành một hòn sờ thấy rõ, và cản quang hay thành những hòn nhỏ phát hiện bằng tổ chức học. Nó gồm tổ chức dạng xương hoặc những bè xương hoàn thiện hoặc xương đầy đủ, chứa đựng những khoảng tuỷ thường là xơ.

Leriche và Policard cho ràng sự cốt hoá đó chịu ảnh hhưởng của những yếu tố về dịch như cần phải có đủ muối can xi từ máu mang đến hoặc lan truyền lân cận, và những yếu tố cơ học như ép và co kéo.

Về tổ chức học, phân chia ra hai nhóm là u lợi loại tăng sản, và u lợi loại huỷ cốt bào (myéloplaxe).

Nhóm u lợi tăng sản lại chia thành 3 loại:

  • U lợi viêm nhiễm: là những u hạt tăng sản hoặc thái quá, giống như nụ thịt đơn giản.
  • U lợi mạch: từ những loại nụ thịt có thêm những mạch tăng sinh, hoặc những nụ thịt mà hệ thống tân mạch rất nhiều và tăng sản như botryomycom đến những u máu thực sự. Loại này dễ làm tiêu xương ổ răng.
  • U lợi xơ, đôi khi giống như sẹo lồi, gồm có tổ chức xơ lan toả, không có vỏ mà trên đó được bao phủ bởi một biểu mô mỏng hoặc tăng sản.

Ở những thể này, dễ dẫn đến cốt hoá.

Nhóm u lợi huỷ cốt bào

Thường có hình thái hòn với nhiều thuỳ mạch hoặc xơ ngăn cách bởi những vách xơ.

Cấu trúc cổ điển gồm một phần là những yếu tố nhỏ hiếm hoi giống nguyên bào sợi (fibroblaste), vag một phần là những mảng lớn nhiều nhan, hoặc huỷ cốt bào, hoặc mô bào (histioplaxe). Cũng giống như nhóm u lợi tăng sản, nhóm u lợi huỷ cốt bào này cũng chia ra loại viêm nhiễm, mạch, xơ có hoặc không cốt hoá.

Nhưng thực ra thì có rất nhiều thể trung gian giữa những loại này. Và dù thế nào thì cũng chỉ là một tổn thương hay một u tăng sản, có chứa đựng huỷ cốt bào hoặc không. Những loại theo tổ chức học kể trên chỉ là những giai đoạn, phát triển của một tổn thương.

Về bệnh sinh, thông thường được nhắc đến vai trò viêm nhiễm gây sang chấn sinh ra u lợi. Trên thực tế lý do đó chưa đủ vì rõ ràng là cũng vì vi khuẩn đó, và cũng kích thích như thế, lại không gây ra những phản ứng giống nhau trên những con người khác nhau, và như vậy rõ ràng có yếu tố cơ địa từng người, và ngay trên một con người, phản ứng cũng khác nhau tuỳ theo điều kiện.

Nguyên nhân của những rối loạn về máu 

  • Hoặc do tổn thương bẩm sinh, rất hiếm, như chứng sinh chảy máu (hémogénie).
  • Hoặc thông thường do viêm nhiễm, nhiễm độc, và nhất là rối loạn về nội tiết như có thai, mãn kinh, gan, giáp trạng.

U lợi với thai nghén

Trong phần u lợi cổ điển, cần tách riêng phần u lợi do thai nghén như là một thể bệnh đặc biệt, và càng ngày người ta càng nói đến nhiều vì hay gặp.

Bắt đầu từ từ khi có thai được từ 3 đến 5 tháng. Thường gặp ở người đẻ con dạ, nhưng cũng có tác giả nói gặp ở người đẻ con so và những lần đẻ sau không thấy có u nữa. Tỷ lệ bị thay đổi tuỳ theo tác giả từ 0,9-2,7%.

Về lâm sàng, cũng giống như mọi u lợi khác, u thường ở xương hàm trên, đỏ tía, chắc, không đau, có cuống rõ rệt bám rộng vào lợi các cổ răng, thường làm vướng. U thường nhỏ, 2 cm đường kính, nhưng cũng có khi to, 4-5 cm, lan tràn giữa nhiều răng, 2/3 trường hợp u ở hàm trên và quá 50% ở vùng răng cửa. U dễ chảy máu và nhiễm khuẩn thêm với màng xám trắng bao phủ và những chấm tím thẫm chẩy máu, rồi phát triển to nhanh.

Về tổ chức học, u tiến triển qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn tăng sinh với nhiều tạo mạch bào (angioblastes) và những mao mạch nhỏ.
  • Giai đoạn chín mùi với những mạch rộng có hốc và tạo mạch bào xung quanh các mạch và các chất đệm.
  • Giai đoạn rút lui có tăng thêm tổ chức xơ và giãn mạch. Giai đoạn này được đánh dấu bởi thay thế chất đệm bằng tổ chức liên kết ít tế bào.

Về cơ chế, người ta cho rằng không phải u đó do viêm lợi khi có thai phát triển tại chỗ thái quá, mà cũng không phải là một u thực sự. U lợi khi có thai nghén chỉ là một u mạch trên cơ xơ hormon có kèm theo tác động của một số yếu tố chưa được cắt nghĩa.

U tiến triển rất nhanh, nhhưng đặc biệt lại biến hết hoặc nhỏ đi rất nhiều sau khi đẻ, do đó khong nên dùng phẫu thuật cắt bỏ, trừ khi u to làm trở ngại nhiều đến chức năng.

U phì đại lan tỏa

Hiếm gặp, có tính chất di truyền phì đại lợi lan toả bẩm sinh. Salter tả thể bệnh này đầu tiên vào năm 1889, và thấy hay có kèm theo chứng rậm lông. Năm 1920, Weski theo dõi một gia đình trong năm đời có với 38 người, ghi nhận được tới 15 ca (9 nữ và 6 nam). Năm 1954, Saraval thuật lại một gia đình mà bố và 6 con (trong 8 con) đều bị. Sự truyền thụ có tính chất khống chế (Rushton, 1957).

Ngoài thể bẩm sinh có tính chất di truyền theo thể mạnh, khống chế, còn có những thể mắc phải lẻ tẻ, không rõ nguyên nhân, xảy ra khi mọc răng sữa, hoặc hay gặp hơn ở thời kỳ mọc răng. vĩnh viễn. Phì đại lợi lan toả che phủ toàn bộ hai cung răng, che lấp toàn bộ hai cung răng, hoặc chỉ thấy một số răng lộ ít mặt nhai.

Lợi  phì đại hay tăng sản che toàn bộ sống hàm, lan gồ ra ngách lợi và vào trong vùng hàm ếch và vùng sàn miệng, chắc, cứng, màu hồng trắng, nhẵn hoặc hơi gồ ghề.

Về tổ chức học, có biểu bì Malpighi bình thường hoặc dày lên với một tăng sản nguyên bào sợi (fibroblast) và chất tạo keo, với xâm nhiễm quanh mạch bởi tương bào (plasmocyt) và lymphocyt.

Điều trị cần cắt bỏ, đẽo gọt giải phóng cung răng. Dễ tái phát

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Yên tâm cho con trai 3 tuổi cắt amidan Plasma Plus tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Yên tâm cho con trai 3 tuổi cắt amidan Plasma Plus tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 13:59
Yên tâm cho con trai 3 tuổi cắt amidan Plasma Plus tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Trẻ nhỏ viêm amidan, viêm VA cần xử lý thế nào?
 3 năm trước
 587 Lượt xem
Cắt amidan tại Thu Cúc: An tâm ngay cả khi có tiền sử bệnh nền Cắt amidan tại Thu Cúc: An tâm ngay cả khi có tiền sử bệnh nền 10:14
Cắt amidan tại Thu Cúc: An tâm ngay cả khi có tiền sử bệnh nền
Cắt amidan tại bệnh viện Thu Cúc được áp dụng công nghệ dao plasma plus hiện đại giúp giảm thiểu đau, chảy máu. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân...
 3 năm trước
 694 Lượt xem
“BẬT MÍ” CÁCH PHÒNG BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ NHỎ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA “BẬT MÍ” CÁCH PHÒNG BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ NHỎ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA 03:14
“BẬT MÍ” CÁCH PHÒNG BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ NHỎ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
 Viêm tai giữa là bệnh viêm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa, thường xuất phát sau viêm mũi họng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi...
 3 năm trước
 492 Lượt xem
Bác sĩ gần 40 năm kinh nghiệm chia sẻ cách phòng bệnh tai mũi họng cho trẻ Bác sĩ gần 40 năm kinh nghiệm chia sẻ cách phòng bệnh tai mũi họng cho trẻ 06:04
Bác sĩ gần 40 năm kinh nghiệm chia sẻ cách phòng bệnh tai mũi họng cho trẻ
 “BÍ KÍP” PHÒNG BỆNH TAI MŨI HỌNG CHO TRẺ NHỎ 
 3 năm trước
 449 Lượt xem
LOẠN CẢM HỌNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA BỆNH? LOẠN CẢM HỌNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA BỆNH? 02:00
LOẠN CẢM HỌNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA BỆNH?
Loạn cảm họng gây ra nhiều hoang mang cho người bệnh về những biểu hiện cảm giác vướng, có đờm ở cổ họng kèm theo triệu chứng buồn nôn. Tuy nhiên,...
 3 năm trước
 704 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây