1

Mở thông hỗng tràng hoặc mở thông hồi tràng để nuôi ăn

Mở thông hỗng tràng hoặc mở thông hồi tràng là phương pháp nuôi ăn qua đường ống thông cho những bệnh nhân có thể trạng toàn thân kém, suy kiệt hoặc được thực hiện trong những phẫu thuật lớn,... và chưa tự nuốt được. Kỹ thuật mở thông hỗng tràng, hồi tràng cần được thực hiện chuẩn để tránh rò dịch gây nhiễm trùng, viêm loét thành bụng,...

1. Giải phẫu hỗng tràng và hồi tràng

Hỗng tràng và hồi tràng là phần di động của ruột non, nằm ở tầng dưới mạc treo kết tràng ngang. Hỗng tràng và hồi tràng dài khoảng 6cm, có đường kính giảm dần từ trên xuống dưới: 3cm ở đoạn đầu hỗng tràng và 2cm ở đoạn cuối hồi tràng.

Hỗng tràng và hồi tràng cuộn lại thành các cuộn hình chữ U được gọi là quai ruột. Có từ 14 - 16 quai ruột. Từ trong ra ngoài, cấu tạo của hỗng tràng và hồi tràng gồm 5 lớp: lớp thanh mạc, tấm dưới thanh mạc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.

Mở thông hỗng tràng hoặc mở thông hồi tràng để nuôi ăn
Vị trí hỗng tràng và hồi tràng

2. Kỹ thuật mở thông hỗng tràng hoặc mở thông hồi tràng để nuôi ăn

 

2.1 Tầm quan trọng của nuôi ăn qua sonde hỗng tràng/hồi tràng

Với các bệnh nhân nặng, nếu không được nuôi dưỡng hoặc nuôi dưỡng không tốt, nguy cơ tử vong sẽ cao hơn, gặp nhiều biến chứng hơn hoặc kéo dài thời gian nằm viện, gia tăng chi phí,... Các bệnh nhân nằm điều trị tại khoa hồi sức tích cực có thể bị suy dinh dưỡng hay cạn kiệt dinh dưỡng do bệnh lý gây ra hoặc ảnh hưởng của các thủ thuật.

Phần đa bệnh nhân thường quan tâm nhiều tới thuốc và các thủ thuật, ít chú ý tới tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Trong khi đó, việc điều trị bệnh ngoài dùng thuốc, can thiệp ngoại khoa còn phải đảm bảo cung cấp năng lượng và các dưỡng chất cho cơ thể bệnh nhân, giúp người bệnh duy trì chức năng miễn dịch, đảm bảo thuốc và các can thiệp y khoa phát huy hiệu quả.

Về vấn đề con đường nuôi dưỡng, trong mọi trường hợp, khi đường tiêu hóa còn hoạt động thì nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa là lựa chọn đầu tiên chứ không phải đường tĩnh mạch bởi đây là con đường sinh lý nhất, dễ làm nhất, hiệu quả và ít chi phí nhất. Và phương pháp nuôi ăn qua mở thông hỗng tràng hoặc mở thông hồi tràng đang được áp dụng rộng rãi hiện nay cho những người bệnh không tự nuốt được.

Nuôi dưỡng liên tục qua ống thông hỗng tràng là kỹ thuật nhằm mục đích đưa một lượng thức ăn qua một ống thông nằm trong hỗng tràng được mở thông qua da và thành bụng. Với phương pháp này, ruột hoạt động sớm sẽ giảm nguy cơ teo niêm mạc, giảm tỷ lệ mắc bệnh và thời gian nhiễm khuẩn huyết.

Mở thông hỗng tràng hoặc mở thông hồi tràng để nuôi ăn
Một số trường hợp đặc biệt cần được chỉ định ăn qua sonde

 

2.2 Chỉ định/chống chỉ định

Chỉ định

  • Người bệnh không thể tự mình nhai nuốt được, không thể nuôi dưỡng qua mở thông dạ dày do mất chức năng dạ dày (liệt dạ dày, ung thư dạ dày), phải mở thông hỗng tràng hoặc hồi tràng để cho ăn: Bệnh nhân tai biến mạch máu não, chấn thương vùng đầu - mặt - cổ, tắc nghẽn cơ học đường tiêu hóa trên như ung thư vòm họng, ung thư miệng, ung thư thực quản,...;
  • Chức năng tiêu hóa vẫn đảm bảo.

 

Chống chỉ định

  • Mất chức năng tiêu hóa: Liệt ruột, rối loạn tiêu hóa do các bệnh của ống tiêu hóa hoặc không dung nạp với các thành phần nuôi dưỡng;
  • Cổ trướng mức độ vừa và nặng;
  • Gan to, lách to;
  • Tắc ruột, bán tắc ruột từ sau hỗng tràng;
  • Cắt đoạn hỗng tràng gây rối loạn tiêu hóa;
  • Viêm tụy cấp nặng;
  • Rò ống tiêu hóa lưu lượng cao;
  • Tiêu chảy sau viêm phúc mạc sau khi bị thủng tạng rỗng;
  • Bệnh nhân thẩm phân phúc mạc, sốc nặng.
Mở thông hỗng tràng hoặc mở thông hồi tràng để nuôi ăn
Người bệnh bị tắc ruột

 

2.3 Chuẩn bị

  • Người thực hiện: Nhân viên y tế;
  • Phương tiện: Thức ăn lỏng được pha chế sẵn, quang truyền dịch và ống dẫn dịch, túi đựng thức ăn, bơm tiêm cho ăn 50ml,...;
  • Bệnh nhân: Thông báo cho người bệnh hoặc người nhà trước khi cho ăn, đặt tư thế phù hợp;
  • Hồ sơ bệnh án.

2.4 Các bước tiến hành

  • Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra người bệnh;
  • Kiểm tra vị trí ống mở thông hỗng tràng hoặc hồi tràng có nằm đúng vị trí không;
  • Thay băng, rửa và sát trùng chân ống mở thông hỗng tràng hoặc hồi tràng 1 lần/ngày;
  • Bắt đầu nuôi ăn 8 - 24 giờ sau thủ thuật mở thông hỗng tràng hoặc mở thông hồi tràng;
  • Nối túi đựng thức ăn lỏng với ống thông, điều chỉnh giọt cho phù hợp;
  • Thời gian mỗi lần cho ăn khoảng 3 - 6 tiếng. Sau mỗi lần cho ăn nên bơm nước sôi để nguội hoặc nước vô khuẩn để rửa ống thông.

Ống nuôi ăn có thể sử dụng từ 6 - 12 tháng và nếu có chỉ định tiếp tục nuôi ăn thì thay ống nuôi mới. Lượng calo cần thiết trong thức ăn lỏng cho bệnh nhân cần được tính toán phù hợp.

Mở thông hỗng tràng hoặc mở thông hồi tràng để nuôi ăn
Thức ăn lỏng mềm dành cho người bệnh

 

2.5 Theo dõi

  • Tình trạng tiêu hóa: Tiêu chảy, nôn ói;
  • Toàn trạng: Cân nặng, ure máu, protid máu, công thức máu, ure niệu,...

2.6 Tai biến và cách xử trí

  • Tiêu chảy: Nên xử trí bằng cách giảm bớt chế độ ăn, giảm tốc độ truyền dịch, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm tra thao tác của điều dưỡng;
  • Tắc ống thông: Do bơm rửa ống thông sau nuôi ăn không đúng kỹ thuật, dịch nuôi dưỡng quá đặc, bơm các loại thuốc có thể làm vón cục ống. Biện pháp phòng ngừa là bơm rửa ống thông sau ăn đúng kỹ thuật, đảm bảo pha loãng thuốc, dịch trước khi bơm;
  • Nôn ói: Đôi khi có thể xảy ra do ăn quá nhanh, quá nhiều trong một lần,... Để khắc phục, điều dưỡng nên để người bệnh nằm nghiêng đầu hoặc tư thế an toàn, sau đó hút dịch ở họng hoặc phế quản;
  • Sụt cân hoặc tăng cân: Nên điều chỉnh lượng thức ăn và hàm lượng dưỡng chất cho phù hợp;
  • Chướng bụng, giảm nhu động ruột: Xử trí bằng cách điều chỉnh loại thuốc đang sử dụng, xem lại khẩu phần lipid trong dịch nuôi dưỡng;
  • Viêm phổi hít: Do bơm quá nhiều thức ăn trong mỗi lần hoặc do hiện tượng không dung nạp ống nuôi ăn. Cách xử trí là giảm lượng dịch bơm nuôi ăn trong mỗi lần bơm, cho bệnh nhân nằm đầu cao khi bơm qua ống cho tới 1 giờ sau khi ăn.
Mở thông hỗng tràng hoặc mở thông hồi tràng để nuôi ăn
Tai biến tiêu chảy ở người bệnh

Mở thông hỗng tràng hoặc mở thông hồi tràng là phương pháp nuôi dưỡng có nhiều ưu điểm như: cải thiện kết quả điều trị, chi phí thấp và giảm nhiều tai biến khó lường. Khi được chỉ định nuôi ăn bằng phương pháp này, người bệnh cần phối hợp tốt với bác sĩ điều trị.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Nếp gấp màu trắng trên mí mắt sau 6 tháng cắt mí

  • Nếp gấp màu trắng trên mí mắt sau 6 tháng cắt mí
  • Nếp gấp màu trắng trên mí mắt sau 6 tháng cắt mí
  • Nếp gấp màu trắng trên mí mắt sau 6 tháng cắt mí

Dạ em có cắt mí được 6 tháng rồi ạ. Thì sau khi cắt mí 6 tháng, ở mắt phải (mắt khoanh tròn) em thấy có nếp gấp màu trắng ở đó còn mắt trái không có. Em không biết sau này có hết không ạ? Ảnh em nhắm mắt là sau 4 tháng thì cả hai mắt có đường màu trắng nhưng sau thì mắt trái hết rồi ạ. Và có một thắc mắc khác là lúc em cắt chỉ sau 7 ngày thì thấy mắt phải (mắt khoanh tròn), đường mí không vào đầu mắt ạ, còn mắt trái thì vào đầu mắt nên tự nhiên hơn, em không biết sau này nếu sửa lại thì có sửa cho mí mắt phải vào đầu mắt được không ạ?

  •  1 năm trước
  •  0 trả lời
  •  520 lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây