1

Mắt con người có thể nhìn bao xa?

Mắt con người là bộ phận có cấu tạo rất phức tạp, đảm trách một trong những chức năng vô cùng quan trọng là chức năng nhìn. Vậy mắt con người có thể nhìn được bao xa?

1. Tổng quan chung nhất về khoảng cách mắt có thể nhìn được

Nếu không bị các yếu tố khác ảnh hưởng, thực tế mắt con người có thể nhìn được vô cùng xa. Có thể lấy các ví dụ như sau:

  • Nếu đứng trên bề mặt của Trái Đất: Đứng trên một mặt phẳng, mắt cách mặt đất khoảng 5 feet (~ 1,5 m) thì mắt có thể nhìn ra xa được về phía trước khoảng 3 dặm (~ 4,8 km).
  • Phát hiện ánh sáng từ ngọn nến: Các nhà nghiên cứu kết luận rằng nếu không bị vướng vật cản thì một người khỏe mạnh với tầm nhìn bình thường có thể nhìn thấy ánh sáng từ một cây nến cách xa khoảng 1,6 dặm (~ 2,59 km).
  • Nếu đứng ở một vị trí rất cao so với mực nước biển: Lúc này mắt người có thể nhận ra các vật từ khoảng cách xa hàng chục, thậm chí hàng trăm km.

Khi đứng trên mặt đất, điều gì sẽ ảnh hưởng tới khoảng cách con người có thể nhìn? Chúng bao gồm:

  • Thị lực, bao gồm tình trạng sức khỏe và hoạt động chức năng của mắt.
  • Kích thước của đối tượng mục tiêu.
  • Bề mặt cong của Trái Đất (do Trái Đất có hình cầu).
  • Chướng ngại vật cản trở tầm nhìn.

Hãy lần lượt tìm hiểu tác động của các yếu tố trên lên khoảng cách mắt có thể nhìn được.

1.1 Thị lực và tầm nhìn của mắt

Thuật ngữ “thị lực” được sử dụng để mô tả độ rõ khi mắt nhìn nhận các đối tượng. Ở khía cạnh chuyên ngành, thị lực bình thường của mắt là 20/20, nghĩa là một vật thể (có thể nhìn thấy được) ở cách xa mắt một khoảng cách 20 feet (~ 6 m) thì mắt vẫn có thể nhìn thấy rõ ràng.

Nếu một người có thị lực 20/100, điều đó có nghĩa người đó có thị lực chỉ có thể nhìn rõ vật thể ở khoảng cách 20 feet, trong khi đa số mọi người đã có thể nhìn rõ vật thể ở khoảng cách xa hơn là 100 feet (~ 30 m).

Mắt con người có thể nhìn bao xa?
Tầm nhìn của người bình thường nhìn vật thể ở khoảng cách 20 feet

 

Ngược lại, nếu một người có thị lực là 20/12 thì đa số mọi người chỉ có thể nhìn rõ khi vật thể ở khoảng cách 12 feet (~ 3,6 m) trong khi người đó lại có thể nhìn rõ khi vật ở khoảng cách xa hơn là 20 feet.

Khi mắt nhìn vào một vật thể nào đó, một loạt các quá trình sẽ diễn ra để con người có thể nhận diện được vật thể:

  • Ánh sáng phản chiếu từ vật thể đi qua giác mạc - là lớp ngoài trong suốt của mắt.
  • Ánh sáng sau khi qua giác mạc sẽ vào trong đồng tử - là lỗ màu đen ở trung tâm mắt.
  • Các cơ ở mống mắt - khu vực có màu ở xung quanh đồng tử, sẽ hoạt động để thay đổi kích cỡ của đồng tử cho phù hợp với ánh sáng bên ngoài (nhỏ đi khi ánh sáng mạnh và lớn hơn khi ánh sáng yếu).
  • Chùm tia sáng đi qua thấu kính và hội tụ trên võng mạc - bộ phận nằm ở phía sau mắt, nơi tập trung nhiều các tế bào thần kinh nhận cảm ánh sáng (như tế bào hình que, tế bào hình nón).
  • Các tế bào thần kinh nhận cảm ánh sáng sẽ chuyển các cảm nhận ánh sáng thành xung điện thần kinh, chuyển chúng về não bộ qua các đường dẫn truyền thần kinh để não bộ xử lý, tái tạo hình ảnh và nhận diện vật thể.

Trong điều kiện tất cả các bộ phận và quá trình xử lý cần thiết cho việc nhận diện vật thể đều hoạt động bình thường thì tầm nhìn của mắt sẽ bị giới hạn bởi:

  • Đường nhìn.
  • Ánh sáng.
  • Kích cỡ của vật thể mục tiêu.

1.2 Bề mặt cong của Trái Đất

Đường nhìn là cụm từ dùng để mô tả bất kỳ một góc nhìn không bị cản trở nào từ mắt của con người tới vật thể là mục tiêu muốn quan sát. Trên thực tế có rất nhiều vật cản khác nhau cản trở tầm nhìn mà có thể dễ dàng nhận ra, như cây cối, các tòa nhà, thậm chí là các đám mây,... nhưng có một yếu tố lớn làm giảm đường nhìn mà ít người biết tới, đó chính là bề mặt cong của Trái Đất.

Trái Đất cong khoảng 8 inch (~ 20,3 cm) mỗi dặm (~ 1,6 km), dẫn tới khi đứng trên bề mặt phẳng với mắt cách mặt đất 5 feet (~ 1,5 m) thì chỉ có thể nhìn thấy xa nhất khoảng 3 dặm (~ 4,8 km).

1.3 Góc nhìn và đường nhìn

Nếu đang nằm trên bãi biển và nhìn ra biển xa thì khoảng cách tối đa mắt nhìn được ra phía biển chỉ khoảng một dặm (~ 1,6 km). Nhưng đó là trường hợp vị trí của mắt so với mặt đất là khá gần, còn nếu ở vị trí khác cao hơn, thì có thể quan sát được khoảng cách lớn hơn rất nhiều, bởi ở vị trí càng cao thì càng ít bị ảnh hưởng bởi bề mặt cong của Trái Đất.

 

Mắt con người có thể nhìn bao xa?
Ở vị trí càng cao càng quan sát được khoảng cách lớn hơn rất nhiều so với khoảng cách gần

1.4 Độ sáng ảnh hưởng tới khoảng cách nhìn xa

Lấy ví dụ là chòm sao Thiên Cầm (Lyra) với ngôi sao sáng nhất của nó là Chức Nữ (Vega), cách Trái Đất 25 năm ánh sáng. Nếu không được hỗ trợ bởi các dụng cụ quang học như kính thiên văn hay ống nhòm thì sao Chức Nữ bằng mắt thường nhìn giống như một ánh nến trong bầu trời đêm. Các nhà khoa học đã tiến hành đo độ sáng của các ngôi sao bằng cấp sao (magnitude).Và một số nhà nghiên cứu tới từ Đại học A&M Texas đã làm thí nghiệm rồi kết luận rằng nếu một cây nến thực đang cháy ở khoảng cách khoảng 1286 feet (~ 392 m) sẽ có độ sáng tương tự như độ sáng của sao Chức Nữ.Các nhà nghiên cứu còn tiến hành nhiều thí nghiệm sâu hơn để xác định xem nếu trên bề mặt Trái Đất thì khoảng cách xa nhất mà mắt người có thể nhìn thấy ánh nến đang cháy là bao xa, và kết luận cuối cùng là với một thị lực bình thường, hoàn toàn không có yếu tố nào khác cản trở, khoảng cách xa nhất đạt được là khoảng 1,6 dặm (~ 2,59 km).

2. Một số vật thể trong tự nhiên và khoảng cách thực tế

  • Bề mặt Mặt Trăng: Mặt Trăng cách Trái Đất khoảng 238900 dặm (~ 384472 km), và trong những buổi đêm không có mây, mắt người thậm chí có thể nhìn được các miệng núi, thung lũng hoặc bình nguyên trên Mặt Trăng.
  • Đỉnh Everest: Tầm nhìn khi đứng trên đỉnh núi Everest thuộc dãy Himalayas ở độ cao khoảng 29000 feet (~ 8839 m) so với mực nước biển sẽ là gần 211 dặm (~ 339,6 km) tới mọi hướng. Tuy nhiên ở độ cao lớn như vậy tầm nhìn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi lượng mây dày.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Video có thể bạn quan tâm
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN 03:00
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN
Vắc xin Varilrix dành cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn - duy nhất có tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, cho hiệu quả phòng bệnh lên đến...
 3 năm trước
 672 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây