1

Lưu ý phòng ngừa bệnh nám má - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Nguyên nhân

1. Nội tiết

  • Phụ nữ có thai: nám má xảy ra ở 75% phụ nữ có thai (còn gọi là mặt nạ thai kỳ) do progesterol ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 kích thích các tế bào sắc tố tăng sản xuất sắc tố
  • Phụ nữ sử dụng thuốc ngừa thai viên hoặc các thuốc nội tiết tố thay thế trong thời kỳ mãn kinh cũng dễ bị nám
  • Phụ nữ bị nám mặt không có nguyên do (không liên quan đến thai hoặc sử dụng thuốc ngừa thai hoặc nội tiết tố thay thế) có thể có thay đổi nội tiết tố do rối loạn buồng trứng
  • Ở đàn ông, yếu tố nội tiết không đóng vai trò rõ ràng

2. Tiếp xúc nắng

Đây là một yếu tố thúc đẩy quan trọng nhất

  • Tia UV từ mặt trời kích thích các tế bào sắc tố. Thật ra chỉ cần một lượng rất nhỏ ánh nắng mặt trời cũng có thể gây tái phát nám vừa được chữa khỏi
  • Tiếp xúc nắng cắt nghĩa tại sao nám nặng hơn vào mùa hè và đó cũng chính là lý do giải thích tại sao nám tái đi tái lại

3. Stress: 

Có thể gây bùng phát bệnh do cơ thể tiết ra MSH là nội tiết tố kích thích sản xuất tế bào sắc tố

4. Những yếu tố khác hiếm hơn:

  • Mỹ phẩm có thể gây viêm da tiếp xúc, viêm da kích ứng, nhạy cảm ánh sáng dẫn đến tăng sắc tố sau viêm,  nám
  • Các thuốc gây nhạy cảm ánh sáng (một số thuốc chống động kinh, tretinoin….)

Triệu chứng

  • Nám má gồm những vết sẫm màu viền nham nhở, sắc tố tăng không đều nhưng giới hạn rất rõ, đối xứng ở mặt, có thể từng đốm hay kết hợp thành mảng
  • Vị trí hay gặp nhất: các đám xạm da nổi ở trán, vùng dưới hốc mắt, má, phần trên sống mũi, môi trên.
  • Không có ban đỏ, không có tróc da, không ngứa, tiến triển chậm

Phòng ngừa

  • Sử dụng kem chống nắng hàng ngày, quanh năm. Điều này thật sự quan trọng trong phòng chống nám quay trở lại vì một số tia UV của mặt trời có thể tiếp xúc da khi trời không nắng, thậm chí chúng có thể xuyên qua mây và cửa kính ( xe hơi )
  • Sử dụng kem chống nắng 20 phút trước khi ra ngoài
  • Mang nón rộng vành khi ra nắng
  • Sử dụng mỹ phẩm che các mảng nám, chọn sản phẩm có chứa chống nắng
  • Tuân thủ qui trình, phác đồ điều trị, sử dụng thuốc và sản phẩm đúng hướng dẫn của bác sĩ để bảo đảm kết quả tối ưu.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Dầu hoa anh thảo có tác dụng trị bệnh chàm (eczema) không?
Dầu hoa anh thảo có tác dụng trị bệnh chàm (eczema) không?

Hoa anh thảo (evening primrose) là một loài cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và còn được tìm thấy ở một số khu vực thuộc châu Âu. Loài cây này nở hoa vào buổi tối. Dầu hoa anh thảo được chiết xuất từ hạt của cây. Dầu hoa anh thảo chứa axit béo omega-3 và axit gamma-linolenic (GLA) – một loại axit béo omega-6. Dầu hoa anh thảo được sản xuất ở dạng viên nang để dùng qua đường uống. Loại dầu này còn là thành phần trong một số sản phẩm chăm sóc da.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây