1

Lưu ý khi dùng thuốc cầm tiêu chảy Loperamid

Tiêu chảy là tình trạng bệnh lý được định nghĩa khi người bệnh đi phân lỏng hoặc phân nước từ 3 lần trở lên trong một ngày. Trong một số trường hợp, tiêu chảy là phản ứng bảo vệ cơ thể, giúp đào thải các vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy kéo dài lại ảnh hưởng rất nặng nề đến sức khỏe. Khi đó các thuốc cầm tiêu chảy là một giải pháp hữu hiệu, trong đó có Loperamid.
 

1. Thuốc cầm tiêu chảy Loperamid hoạt động như thế nào?

 

Loperamid là một opiat tổng hợp, tuy nhiên ở liều bình thường Loperamid có rất ít tác dụng trên hệ thần kinh trung ương, thuốc chỉ có tác dụng làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch ở đường tiêu hóa và tăng trương lực cơ co thắt ở hậu môn. Ngoài ra, Loperamid còn có tác dụng làm kéo dài thời gian vận chuyển thức ăn qua ruột, tăng vận chuyển dịch và chất điện giải qua niêm mạc ruột, từ đó làm giảm hiện tượng mất nước và điện giải, giảm lượng phân được tạo thành.

2. Thuốc cầm tiêu chảy Loperamid được chỉ định khi nào?

Loperamid được sử dụng trong các trường hợp tiêu chảy cấp và một số trường hợp tiêu chảy mạn tính. Theo đó, tiêu chảy cấp là chỉ định hàng đầu của Loperamid, thuốc cho tác dụng dự phòng hoặc điều trị tình trạng mất nước và điện giải, tác dụng này của Loperamid đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân là trẻ nhỏ và người cao tuổi bị suy nhược. Bên cạnh đó, chỉ định đứng hàng thứ hai của thuốc Loperamid là làm giảm thể tích chất thải trong các thủ thuật mở thông hồi tràng hoặc mở thông đại tràng.

Loperamid chỉ có vai trò trong việc điều trị các triệu chứng, không giúp ích trong việc điều trị nguyên nhân gây ra tiêu chảy như nhiễm trùng và không thể thay thế các liệu pháp bù nước và điện giải bằng đường uống.

3. Chống chỉ định của Loperamid

 

Loperamid chống chỉ định trong các trường hợp như:

  • Mẫn cảm;
  • Cần tránh việc ức chế nhu động ruột;
  • Tổn thương gan (nếu sử dụng sẽ dẫn đến quá liều do thuốc tích lũy);
  • Viêm đại tràng nặng, viêm đại tràng màng giả;
  • Hội chứng lỵ, bụng trướng;
  • Đau bụng nhưng không tiêu chảy;
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.
Lưu ý khi dùng thuốc cầm tiêu chảy Loperamid
Không dùng Loperamid khi đau bụng nhưng không tiêu chảy

4. Liều dùng của thuốc cầm tiêu chảy Loperamid

 

4.1. Người lớn

  • Tiêu chảy cấp: Liều khởi đầu 4mg, sau đó mỗi lần đi lỏng tiếp tục uống 2 mg, dùng tối đa 5 ngày. Liều thông thường: 6-8 mg/ngày, tối đa: 16 mg/ngày.
  • Tiêu chảy mạn: liều khởi đầu 4mg, sau đó mỗi lần đi lỏng tiếp tục uống 2 mg cho tới khi cầm tiêu chảy. Liều duy trì 4 - 8 mg/ngày chia thành 2 lần uống, tối đa 16 mg/ngày. Nếu tình trạng lâm sàng không cải thiện trong vòng 10 ngày ngay khi đã dùng liều tối đa 16mg, lúc này các triệu chứng sẽ không đảm bảo được kiểm soát nếu dùng thêm Loperamid.

4.2. Trẻ em

Không khuyến cáo dùng Loperamid quá thường xuyên cho trẻ em bị tiêu chảy cấp. Bên cạnh đó, Loperamid không được khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

  • Trẻ từ 6 - 12 tuổi: dùng Loperamid với liều 0,08-0,24 mg/kg/ngày, chia 2 hoặc 3 liều.

Hoặc:

  • Trẻ từ 6 - 8 tuổi: 2mg/lần, 2 lần/ngày.
  • Trẻ từ 8 - 12 tuổi: 2mg/lần, 3 lần/ngày.

Liều duy trì hàng ngày: 1mg/10kg/ngày, chỉ uống sau khi đi tiêu phân lỏng. Tổng liều dùng Loperamid hàng ngày không được vượt quá liều của ngày đầu tiên.

5. Lưu ý khi dùng thuốc cầm tiêu chảy Loperamid

 

Ðiều trị tiêu chảy với thuốc Loperamid chỉ là thuốc điều trị triệu chứng. Tiêu chảy muốn điều trị triệt để phải điều trị được nguyên nhân, sau khi biết rõ nguyên nhân và sử dụng các thuốc thích hợp, bác sĩ sẽ chỉ định Loperamid để cầm tiêu chảy. Đối với trường hợp tiêu chảy nhiễm trùng (thường kèm sốt), khi chưa xác định được vi khuẩn gây tiêu chảy hoặc chưa sử dụng kháng sinh để điều trị ổ nhiễm trùng, người bệnh không được tự ý sử dụng Loperamid. Việc dùng thuốc cầm tiêu chảy khi chưa giải quyết ổ nhiễm trùng sẽ dễ dẫn đến tình trạng vi khuẩn ứ đọng lại bên trong, không thể thải ra ngoài qua phân theo cơ chế tự bảo vệ của cơ thể.

Ở nhiều bệnh nhân viêm đại tràng cấp tính, viêm đại tràng giả mạc, việc sử dụng thuốc ức chế nhu động ruột hay thuốc làm chậm thời gian lưu chuyển qua ruột được đo là gây độc cho ruột kết, vì vậy cần phải ngưng ngay việc điều trị bằng Loperamid xảy ra hiện tượng trương phồng ở bụng.

Lưu ý đối với người lớn, không nên sử dụng Loperamid nhiều hơn 8mg trong 24 giờ nếu tự điều trị hoặc không quá 16 mg nếu dùng theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh tiêu chảy rất dễ gây mất nước nghiêm trọng, do đó bệnh nhân cần uống nhiều chất lỏng và chất khoáng (điện giải). Cần theo dõi và thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu xuất hiện các dấu hiệu mất nước (khát cực độ, giảm đi tiểu, đau cơ, suy nhược, ngất xỉu...).

Khi có dấu hiệu mất nước do tiêu chảy, việc bù nước và chất điện giải là vô cùng quan trọng, nếu không cải thiện trong vòng 48 giờ, bệnh nhân không nên dùng tiếp Loperamid mà phải xem xét lại nguyên nhân nào gây ra tiêu chảy.

Lưu ý khi dùng thuốc cầm tiêu chảy Loperamid
Loperamid cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

Thông báo cho bác sĩ nếu tình trạng tiêu chảy của người bệnh không được cải thiện sau 2 ngày điều trị, hoặc nếu tình trạng trở nên xấu hơn hoặc ngay khi có các triệu chứng mới. Nếu người bệnh nhìn thấy có máu trong phân, kèm theo sốt hoặc dạ dày/đau bụng, đầy hơi/sưng bụng một cách khó chịu... chứng tỏ tình trạng sức khỏe lúc này đã trở nên nghiêm trọng, cần tìm kiếm hỗ trợ y tế ngay lập tức.

Sử dụng quá liều Loperamid có thể dẫn đến suy hô hấp và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây co cứng bụng, táo bón, kích thích đường tiêu hóa, buồn nôn và nôn. Tình trạng này thường xảy ra khi liều dùng Loperamid hàng ngày lên đến 60mg Loperamid. Theo dõi các dấu hiệu suy giảm thần kinh trung ương, tiêm tĩnh mạch 2 mg naloxone (0,01 mg/kg ở trẻ em), có thể dùng nhắc lại nếu cần, tổng liều có thể tới 10 mg.

Thuốc Loperamid có ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc, gây mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu... cần thận trọng khi dùng thuốc Loperamid trong khi lái xe hoặc khi cần sự tỉnh táo để vận hành máy móc. Nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng thuốc Loperamid không gây ra ung thư, không gây khuyết tật bào thai, không làm giảm khả năng thụ thai... Tuy nhiên, cần thận trọng và cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ tiềm tàng khi dùng Loperamid cho phụ nữ có thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Loperamid có thể bài tiết vào sữa, không khuyến khích việc sử dụng Loperamid cho phụ nữ đang cho con bú.

Loperamid được sử dụng trong các trường hợp tiêu chảy cấp và một số trường hợp tiêu chảy mạn tính. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc theo đơn theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?

Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.

Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?

Tin liên quan
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?

Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây