1

Lưu Ý: Đang Bị Sốt Xuất Huyết Có Được Gội Đầu Không?

Trong quá trình điều trị sốt xuất huyết, mọi người truyền tai nhau rằng cần kiêng tắm gội và kiêng ra gió để tránh ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp liệu trong trường hợp sốt xuất huyết có được gội đầu không, cùng với những lưu ý quan trọng đối với người bị sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết là căn bệnh do virus Dengue gây ra

1. Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là căn bệnh do virus Dengue gây ra, có biểu hiện sốt cao trên 38 độ C, đau đầu, mệt mỏi và xuất hiện các chấm đỏ xuất huyết trên da. Bệnh này lây truyền qua muỗi vằn Aedes Aegypti. 

Sốt xuất huyết tiến triển qua các giai đoạn khác nhau và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách.

Tuy nhiên, quan niệm rằng người bị sốt xuất huyết không nên tiếp xúc với gió hoặc nước và cần kiêng tắm gội trong quá trình điều trị vẫn là một vấn đề đáng quan tâm và cần có câu trả lời chính xác nhất.

2. Khi bị sốt xuất huyết có được gội đầu không?

Trong quá trình điều trị sốt xuất huyết, mọi người thường thắc mắc sốt xuất huyết có được gội đầu không và truyền tai nhau rằng phải kiêng tắm gội. Tuy nhiên, kết luận này là chưa có cơ sở. Tắm gội là nhu cầu sinh lý của tất cả mọi người, giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, tránh nguy cơ bội nhiễm khi bị sốt xuất huyết, giúp người bệnh thư giãn và giảm tình trạng đau đầu.

sót xuất huyết có được gội đầu không
Tắm gội là nhu cầu sinh lý của tất cả mọi người

Trên thực tế, để trả lời cho câu hỏi “Bệnh nhân sốt xuất huyết có được gội đầu không?” thì câu trả lời là có thể. Bệnh nhân hoàn toàn có thể gội đầu và tắm rửa bình thường trong quá trình điều trị, chỉ cần lưu ý không gội quá lâu, nên tắm gội trong phòng kín và sử dụng nước ấm, sấy tóc khô sau khi gội đầu. 

Đối với bệnh nhân bị hạ tiểu cầu cần tránh cào da hoặc kỳ cọ quá mạnh. Trong trường hợp bệnh nặng, nên hạn chế gội đầu nếu không cần thiết để tránh biến chứng.

3. Bệnh nhân sốt xuất huyết cần lưu ý điều gì?

Một số trường hợp sốt xuất huyết trở nặng có thể xuất phát từ quan niệm sai lầm hoặc thiếu kiến thức của người bệnh trong quá trình điều trị và dưỡng bệnh. Bệnh nhân thường gặp những sai lầm sau:

  • Tự mua thuốc điều trị tại nhà khi có triệu chứng nhẹ, điều này khiến bệnh khó điều trị hơn khi trở nặng.

  • Cho rằng hết sốt là đã hết bệnh và không nhận ra rằng sốt xuất huyết có thể tái phát với 4 type D1, D2, D3, D4

Việc thăm khám và tuân theo hướng dẫn của chuyên gia y tế là rất cần thiết để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả khi bị sốt xuất huyết. Ngoài ra, khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết, người nhà cũng cần lưu ý:

  • Kiểm tra thân nhiệt của người bệnh, sử dụng khăn ấm để hạ sốt khi cần

  • Tránh để bệnh nhân ở một mình

  • Bổ sung nhiều nước và điện giải cho bệnh nhân

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần trong ngày để hỗ trợ tiêu hóa.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về mọi vấn đề khi bạn hoặc người thân bị sốt xuất huyết nhằm đảm bảo sức khỏe và quá trình điều trị hiệu quả cho bản thân và gia đình.

Xem thêm: Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh, trẻ em

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây