1

Liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi (High Flow Nasal Cannula) - Phần 2

Liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi được áp dụng trong những trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp giảm oxy máu cấp tính, suy hô hấp hậu phẫu, phù phổi cấp, suy tim cấp tính, ngưng thở khi ngủ.... mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên liệu pháp này cũng có nhiều hạn chế.

Các vấn đề lưu ý

Giống như các biện pháp can thiệp y tế khác, liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi cũng có nhiều hạn chế và nhược điểm. Một trong những nhược điểm chính là chi phí chăm sóc đắt tiền hơn ống thông mũi có lưu lượng thấp, phức tạp hơn và cần đào tạo để tiến hành trị liệu, chăm sóc, giảm khả năng vận động, nguy cơ do rò rỉ không khí và mất hiệu ứng áp lực dương đường thở, khả năng trì hoãn đặt nội khí quản và khả năng trì hoãn không thích hợp các quyết định cuối đời (Spoletini et al. 2015). Hơn nữa, các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn chậm triển khai thông khí không xâm lấn khi áp dụng liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi. Bao gồm bệnh nhân có thay đổi ý thức, chấn thương mặt, tăng tiết quá nhiều với nguy cơ viêm phổi hít sặc, và huyết động không ổn định. [1] [8]

Áp dụng trên lâm sàng

Liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi được áp dụng trong các trường hợp dưới đây:

  • Suy hô hấp giảm oxy máu cấp tính
  • Suy hô hấp hậu phẫu
  • Suy tim cấp tính / Phù phổi cấp
  • Suy hô hấp tăng thán, COPD
  • Tăng oxy hóa máu trước và sau khi rút nội khí quản
  • Ngưng thở khi ngủ
  • Sử dụng trong khoa cấp cứu
  • Cho bệnh nhân yêu cầu không đặt nội khí quản.
Liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi (High Flow Nasal Cannula) - Phần 2
Liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi được áp dụng cho bệnh nhân mắc suy tim cấp tính

Suy hô hấp cấp tính giảm oxy máu (AHRF) xảy ra do shunt trong phổi, hậu quả của xẹp hoặc phù phế nang. Các trường hợp này thường kém đáp ứng với trị liệu bổ sung oxy thông thường. Xảy ra là khi có sự gia tăng áp lực thủy tĩnh ở phế nang-mao mạch, tăng tính thấm của mao mạch phế nang, tràn ngập trong phế nang máu do xuất huyết và / hoặc dịch do tình trạng viêm (viêm phổi). Như đã bàn luận, liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi tạo ra PEEP. Thử nghiệm FLORALI [9] phát hiện ra rằng mặc dù liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi không làm giảm tỷ lệ đặt nội khí quản ở những bệnh nhân không có suy giảm miễn dịch có suy hô hấp không tăng CO2 máu, nhưng những bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi có giảm tỷ lệ tử vong tại khoa ICU và 90 ngày điều trị. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có tăng ngày không thở máy, mức độ thoải mái, giảm mức độ khó thở và giảm tần số hô hấp. Không có tác dụng phụ đáng kể nào liên quan đến liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi được ghi nhận. Nghiên cứu này có số lượng bệnh nhân không đủ để trả lời mục tiêu nghiên cứu chính yếu (primary outcome) về tỷ lệ đặt nội khí quản; hai nghiên cứu lặp lại thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng sau đó (Stephen và cộng sự và Maggiore và cộng sự) cho thấy liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi có hiệu quả ngang với thông khí không xâm lấn (NIV) trong việc tránh đặt nội khí quản và giảm tỷ lệ tử vong.

Liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi (High Flow Nasal Cannula) - Phần 2
Liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi có hiệu quả ngang với thông khí không xâm lấn (NIV) trong việc tránh đặt nội khí quản

Về mặt sinh lý, khả năng kiểm soát độc lập FIO2 và lưu lượng oxy trong thông khí không xâm lấn (NIV) và liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi mang lại lợi thế rõ ràng so với liệu pháp oxy thông thường ở bệnh nhân suy hô hấp cấp, có khuynh hướng dễ bị tăng CO2 máu. Liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi chắc chắn cung cấp một giải pháp thay thế thoải mái hơn ở những bệnh nhân khó khăn dung nạp phương thức NIV. Cuối cùng, cần lưu ý các hạn chế của NIV đối với bệnh nhân và yêu cầu nhân lực trong chăm sóc điều dưỡng và theo dõi thông khí không xâm lấn (NIV) so với Liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi.

Tăng oxy hóa máu cho bệnh nhân trước khi đặt nội khí quản là rất cần thiết. Có thể thực hiện liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi cho một bệnh nhân tỉnh táo, thông qua việc tăng lưu lượng oxy, FiO2 cao làm tăng PO2 máu. Điều này tạo thêm thời gian cho quá trình đặt nội khí quản trước khi xảy ra tình trạng giảm bão hòa oxy máu. Trong lịch sử, mặt nạ không thở lại (NRM) đã được sử dụng để giúp tăng oxy hóa máu cho bệnh nhân như thế này. Tuy nhiên, Miguel-Mantanes et al. (2015) phát hiện ra rằng liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi giúp cải thiện đáng kể quá trình oxy hóa trong quá trình đặt nội khí quản so với cho thở mặt nạ không thở lại (NRM). Trong một phân tích hồi cứu cho thấy thông khí không xâm lấn như BiPAP mang lại kết quả tương tự như HFNC có liên quan đến kết cục tiên lượng, nhưng sự tuân thủ của bệnh nhân giảm đáng kể (Besnier, Emmanuel et al. 2016). Điều này cho thấy liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi ưu việt hơn cả NRM và NIV trong giai đoạn trước khi đặt nội khí quản.

 

Liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi (High Flow Nasal Cannula) - Phần 2
Liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi đạt hiệu quả cao hơn các liệu pháp thở mặt nạ không thở lại

Thở oxy cũng rất quan trọng sau rút nội khí quản. Arman và cộng sự. (2017) phát hiện ra rằng mặc dù không có sự khác biệt đáng kể về độ bão hòa oxy sau rút nội khí quản giữa liệu pháp oxy qua ống thông mũi lưu lượng thấp và liệu pháp oxy qua ống thông mũi lưu lượng cao ở các bệnh nhân ICU, nhưng có sự khác biệt về nhịp tim và tần số hô hấp, cho thấy để bệnh nhân thở oxy lưu lượng thấp qua ống thông mũi đạt độ bão hòa oxy, bệnh nhân cần tặng nhịp tim và tần số hô hấp. Sau rút nội khí quản sau phẫu thuật cũng cần liệu pháp oxy. Youfeng và cộng sự. (2018) đã hoàn thành một phân tích gộp (meta-analysis) kết luận rằng liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi có thể làm giảm nhu cầu hỗ trợ hô hấp so với thở oxy lưu lượng thấp qua ống thông mũi ở bệnh nhân phẫu thuật tim. Hernandez và cộng sự đã xuất bản 2 bài báo trên tạp chí JAMA về việc áp dụng liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi ở những bệnh nhân có nguy cơ cao sau rút ống nội khí quản so với nhóm nguy cơ thấp và nhận thấy rằng liệu pháp oxy qua ống thông mũi lưu lượng cao tốt hơn so với chăm sóc tiêu chuẩn ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ thấp sau rút NKQ và không kém hơn so với thở máy không xâm nhập ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao sau rút nội khí quản. [10] [11] Hơn nữa ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao, việc kết hợp thở máy không xâm lấn với liệu pháp oxy qua ống thông mũi lưu lượng cao là ưu trội hơn tất cả các phương thức khác [12]

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Tin liên quan
Liều lượng sắt cần bổ sung khi bị thiếu máu
Liều lượng sắt cần bổ sung khi bị thiếu máu

Bổ sung sắt hàng ngày là biện pháp để kiểm soát tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Có thể tăng lượng sắt cho cơ thể bẳng cách ăn nhiều thực phẩm giàu sắt hoặc dùng chế phẩm bổ sung sắt.

Trẻ Hóa Da Bằng Liệu Pháp Chất Tiết Tế Bào Gốc (Exosome) 
Trẻ Hóa Da Bằng Liệu Pháp Chất Tiết Tế Bào Gốc (Exosome) 

Chất tiết tế bào gốc là một loại tế bào đặc biệt có khả năng chuyển hóa thành các tế bào chuyên hóa khác trong cơ thể. Ứng dụng của chất tiết tế bào gốc có thể bao gồm điều trị các vấn đề lão hóa, chấn thương tế bào, và các bệnh lý khác.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây