1

Lần đầu tiên tạo hình thành công 1/2 lưỡi và sàn miệng bằng vạt đùi trước ngoài vi phẫu - Bệnh viện K

Khai thác bệnh sử cho biết, bệnh nhân Hoàng Ngọc D. nam 42 tuổi ở Hoàng Mai - Hà Nội có tiền sử sức khỏe rất tốt, tuy nhiên trước khi đến Bệnh viện K thăm khám khoảng 1 tháng, bệnh nhân D. bỗng thấy bên trái sàn miệng có khối u khiến cho việc ăn, nói, nuốt… rất khó chịu.

Qua thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng liên quan, các bác sĩ Bệnh viện K phát hiện bệnh nhân có khối u sàn miệng bên trái với kích thước 3x 3,5cm, cứng, chắc, thể thâm nhiễm, sát lợi hàm và xâm lấn vào mặt dưới lưỡi (T).

Kết quả chụp MRI cho thấy vùng sàn miệng bên trái của bệnh nhân Hoàng Ngọc D. có khối kích thước 21x24x36 mm, hạch dưới hàm hai bên kích thước 12mm. Sinh thiết khối u làm giải phẫu bệnh cho kết quả là ung thư biểu mô tế bào vảy xâm nhập, độ II. Kèm theo bệnh nhân được làm các xét nghiệm để đánh giá mức độ di căn xa như di căn hạch, phổi, hệ tiêu hóa… cho thấy không có di căn xa.

Bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư sàn miệng trái và được chuyển đến Khoa Điều trị A để tiến hành điều trị.

Để tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân D., kíp phẫu thuật có sự phối hợp của các bác sỹ ung thư  Khoa Điều trị A, khoa Ngoại đầu cổ và chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình. Theo ThS. BS. Dương Mạnh Chiến – BS Khoa Điều trị A, Giảng viên Bộ môn Phẫu thuật Tạo hình, ĐH Y Hà Nội cho biết, quá trình phẫu thuật cho bệnh nhân D. được tiến hành theo hai bước.

Ở bước thứ nhất, các bác sĩ ung thư tiến hành cắt rộng khối ung thư sàn miệng trái và ½ lưỡi trái, do khối u xâm lấn vào màng xương nên phải cắt không đứt đoạn xương hàm dưới trái kèm theo vét hạch cổ trái. Sau khi cắt u để lại một khuyết tổn lớn bao gồm ½ lưỡi trái, chậu sàn miệng bên trái. Khuyết tổn này cần được tạo hình bằng vạt tổ chức có nối mạch vi phẫu.

Tiếp đến, quá trình tạo hình lưỡi, sàn miệng cho bệnh nhân được tiến hành bằng cách lấy vạt tổ chức da cận đùi trước ngoài, (vạt này ở vị trí mặt trước, ngoài đùi và được cấp máu bởi nhánh xuống động mạch mũ đùi ngoài). Vạt được phẫu tích với cuống mạch nuôi dài khoảng 15 cm. Sau khi phẫu tích vạt được cắt rời rồi chuyển lên khoang miệng để tạo hình lưỡi, sàn miệng. Cuống mạch của vạt được luồn dưới da, trên xương hàm dưới để xuống vùng cổ.

Sau ca phẫu thuật kéo dài 8 tiếng, bệnh nhân đã được sang phòng hậu phẫu và sức khỏe dần tốt lên. 2 tuần sau đó bệnh nhân được ra viện và kết quả 1 tháng sau khám lại cho thấy lưỡi của bệnh nhân hình dáng như bình thường, việc ăn, nói, nuốt diễn ra bình thường. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn phải tiếp tục quá trình điều trị theo phác đồ xạ trị phối hợp sau mổ

Từ trường hợp của bệnh nhân D., BS Chiến cho hay, kỹ thuật phẫu thuật tạo hình ½ lưỡi và sàn miệng bằng vạt vi phẫu lần đầu tiên được áp dụng tại bệnh viện K đối với các bệnh nhân ung thư sàn miệng đã cho kết quả tốt, mang lại hiệu quả điều trị cao cho các bệnh nhân ung thư.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện K

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Chăm sóc bệnh nhân ung thư sau hóa trị như thế nào?

Đương đầu với hành trình hóa trị ung thư không chỉ là sự khó khăn của người bệnh mà còn là thử thách với người thân. Làm thế nào để chăm sóc bệnh nhân ung thư trong quá trình hóa trị và tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho người bệnh vượt qua những mệt mỏi về sức khỏe lẫn trở ngại tinh thần?

  •  2 năm trước
  •  0 trả lời
  •  536 lượt xem
Tin liên quan
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư

Quan hệ tình dục là một nhu cầu sinh lý bình thường ở tất cả mọi người bao gồm cả những bệnh nhân ung thư. Vậy bệnh nhân ung thư thường có những vấn đề gì khi quan hệ tình dục, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây