1

Lắc vòng có bị sa tử cung? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Một số bạn đọc nữ gửi thư cho biết về việc các bạn không dám tập thể dục bằng phương pháp lắc vòng, vì nghe có người nói “con gái lắc vòng về sau sẽ có một số tác hại như sa dạ con (tử cung), khó sinh... (?)”. Sự thật có như vậy không?

Tử cung được bảo vệ chắc chắn

Về khía cạnh này, BS. Dương Phương Mai - Trưởng khoa Kế hoạch hóa gia đình (Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, TP.HCM) cho biết như sau: tử cung là một cơ quan sinh dục nữ nằm trong tiểu khung, dưới phúc mạc, phía trước có bàng quang, và phía sau có trực tràng.

Tử cung được giữ chắc chắn trong tiểu khung là nhờ các tổ chức bám chắc từ tử cung đến các bộ phận xung quanh, các dây chằng như dây chằng tròn, dây chằng rộng, dây chằng tử cung cùng giúp cho tử cung không bị tuột ra khi đứng. Ngoài ra tử cung còn được nâng đỡ bởi các cơ đáy chậu.

Lắc vòng có ảnh hưởng?

  • Ở người phụ nữ sinh nhiều lần, liên tục, trọng lượng thai nhi quá to khiến khi sinh phải rặn nhiều, hoặc phải can thiệp bằng thủ thuật khi giúp sinh làm cho các bó cơ đáy chậu bị tổn thương không nâng đỡ được chắc chắn tử cung thì sẽ có hiện tượng sa dạ con (sa tử cung), hoặc sa bàng quang, trực tràng...
  • Còn việc tập thể dục bằng phương pháp lắc vòng sẽ giúp chị em có được vòng hai săn chắc, tiêu bớt mỡ thừa khi bị tăng cân, hoặc sau khi sinh đẻ, cải thiện tình trạng các cơ bụng bị chảy xệ, bị chùng da sau khi sinh...
  • Phương pháp lắc vòng không ảnh hưởng gì đến tình trạng sa tử cung, hay gây sinh khó như một số bạn gái lầm tưởng “rỉ tai” nhau.
  • Việc lắc vòng cần có thời gian tăng từ vòng nhỏ lên vòng lớn, không nên quá nóng vội, tập thời gian kéo dài, hay vòng quá nặng sẽ làm tổn thương đến lớp cơ mỡ thành bụng...

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Dầu hoa anh thảo có tác dụng trị bệnh chàm (eczema) không?
Dầu hoa anh thảo có tác dụng trị bệnh chàm (eczema) không?

Hoa anh thảo (evening primrose) là một loài cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và còn được tìm thấy ở một số khu vực thuộc châu Âu. Loài cây này nở hoa vào buổi tối. Dầu hoa anh thảo được chiết xuất từ hạt của cây. Dầu hoa anh thảo chứa axit béo omega-3 và axit gamma-linolenic (GLA) – một loại axit béo omega-6. Dầu hoa anh thảo được sản xuất ở dạng viên nang để dùng qua đường uống. Loại dầu này còn là thành phần trong một số sản phẩm chăm sóc da.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây