LÁC (LÉ) MẮT CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG? (Phần 1)
Lác (hay còn gọi lé) là một trong những bệnh về mắt không chỉ ảnh hưởng đến thị lực mà còn thẩm mỹ của người bệnh. Vậy lác mắt có thể chữa được hay không? Khả năng phục hồi sau chữa lác ra sao?
Hãy cùng Bác sĩ Lê Thục Nhi (Trưởng khoa Mắt tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Mắt Sài Gòn) tìm hiểu ngay về bệnh, nguyên nhân và các cách chữa lác hiệu quả để người bệnh có được thị lực bình thường, cũng như lấy lại sự tự tin trong cuộc sống.
️Lác là gì? Vì sao người bệnh bị lác mắt?
Lác mắt là một bệnh lý mà 2 mắt không nhìn cùng một hướng và mắt lé nhìn theo nhiều hướng khác nhau. 1 mắt có thể nhìn thẳng, còn mắt kia nhìn vào trong ra ngoài lên trên hoặc xuống dưới. Sự chuyển hướng của mắt có thể cố định hoặc tạm thời, mắt nhìn thẳng và mắt nhìn lệch có thể hoán đổi hoặc luân phiên nhau. Bệnh lác có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, thậm chí lác cũng có thể di truyền trong gia đình.
Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh lác là 2 mắt không nhìn về cùng 1 hướng, nhìn đôi (song thị), hoặc cũng có biểu hiện bệnh nhân nhức mỏi mắt. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lác bao gồm:
Lác bẩm sinh: Là loại lác gặp nhiều nhất trong thực hành lâm sàng, các bệnh nhân bị lác từ 6 tháng tuổi trở lên được gọi là lác bẩm sinh.
Lác do bệnh lý đục thuỷ tinh thể và bệnh lý đáy mắt.
Lác do tăng huyết áp và tiểu đường gây tổn thương thần kinh chi phối cơ vận nhãn gây lác mắt.
Lác do cận thị nặng bẩm sinh.
Lác do bệnh tuyến giáp.
Lác do chấn thương mắt gây tổn thương các cơ hoặc các cơ bị kẹt.
️Theo nghiên cứu, có 2-3 triệu người Việt Nam mắc bệnh lác. Bệnh này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân, đồng thời gây ra sự tự ti do vấn đề thẩm mỹ đôi mắt. Thêm vào đó, nếu lác xảy ra ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thị giác có thể gây mất thị lực (nhược thị), mất khả năng nhận thức chiều sâu, khả năng canh khoảng cách kém, dễ bước hụt chân cầu thang.
️Vậy thì lác mắt có chữa được không? Và có những cách chữa lác mắt nào?
Chúng ta hãy cùng theo dõi phần 2 trong bài viết tiếp theo bạn nhé!
------
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN MẮT SÀI GÒN
Hotline: 1900 555 553
Dị ứng, các chất gây hại trong môi trường và một số yếu tố khác có thể góp phần gây khô mắt. Tuy nhiên, chỉ cần một vài điều chỉnh trong thói quen hàng ngày và kết hợp với các biện pháp tự nhiên như dầu dừa là có thể giữ cho đôi mắt luôn đủ ẩm và không bị khô.