1

Khuyến cáo khi sử dụng các thuốc cản từ có chứa muối của Gadolinium - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Cơ quan Quản lý Thuốc của châu Âu (EMEA) đã ra các khuyến cáo nhằm làm giảm tối thiểu nguy cơ gây bệnh Xơ hoá toàn thể do thận (Fibrose néphrogénique systémique: FNS) ở các bệnh nhân suy thận có dùng các sản phẩm cản từ chứa muối gadolinium.

Có ba mức độ nguy cơ gây FNS tùy theo loại thuốc(**) được ghi nhận như sau :

  • Nguy cơ cao : OMNISCAN; MAGNEVIST;
  • Nguy cơ vừa : MULTIHANCE;
  • Nguy cơ yếu : GADOVIST, PROHANCE, DOTAREM.

Về thực tế lâm sàng : Các khuyến cáo cần lưu ý như sau :

Đối với tất cả các thuốc cản từ chứa muối của gadolinium:

  • Chú ý đặc biệt ở bệnh nhân trên 65 tuổi do chức năng thận bị giảm.
  • Không có bằng chứng nào cho việc đặt thẩm phân máu ở bệnh nhân không có chỉ định thẩm phân máu để ngăn ngừa hoặc điều trị FNS.
  • Nhãn của sản phẩm phải được dán trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân, đồng thời phải ghi rõ liều chỉ định trong hồ sơ.

Đối với các sản phẩm nguy cơ cao gây FNS:

  • Thực hiện toàn bộ xét nghiệm kiểm tra chức năng thận trước khi chỉ định chụp MRI, đặc biệt ở bệnh nhân trên 65 tuổi.
  • Chống chỉ định ở bệnh nhân có biểu hiện suy thận nặng (độ thanh thải creatinine dưới 30 ml/phút), ở bệnh nhân vừa mới nhận hoặc đang chờ nhận cấy ghép gan và ở trẻ sơ sinh.
  • Sử dụng ở liều thấp nhất đối với bệnh nhân suy thận vừa (độ thanh thải creatinine từ 30 – 59 ml/phút) và ở trẻ em.
  • Ngừng cho con bú trong vòng ít nhất 24 giờ sau khi dùng thuốc.
  • Không khuyến cáo dùng cho phụ nữ mang thai ngoại trừ khi bối cảnh lâm sàng yêu cầu.

Đối với các sản phẩm nguy cơ thấp và nguy cơ vừa gây FNS:

  • Thực hiện toàn bộ xét nghiệm kiểm tra chức năng thận trước khi chỉ định chụp MRI, đặc biệt ở bệnh nhân trên 65 tuổi.
  • Sử dụng liều thấp nhất ở bệnh nhân có biểu hiện suy thận nặng (độ thanh thải creatinine dưới 30 ml/phút), ở bệnh nhân vừa mới nhận hoặc đang chờ nhận cấy ghép gan và ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tái sử dụng lần sau phải cách lần đầu ít nhất 7 ngày ;
  • Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà quyết định tiếp tục hoặc ngừng cho con bú trong 24 giờ sau dùng thuốc ;
  • Không khuyến cáo dùng cho phụ nữ mang thai ngoại trừ khi bối cảnh lâm sàng yêu cầu.

Tên hoạt chất

Tên biệt dược

Đơn vị cấp giấy phép

Độ thẩm thấu  (mOsmol/kg)

Đặc tính ion/không ion

Gadodiamide

OmniscanR

FDA-EMEA

780

Khống ion

Gadoversetamide

OptiMARKR

FDA

1110

Không ion

Gadopentetate dimeglumine

MagnevistR

FDA-EMEA

1960

Ion

Gadobenate dimeglumine

MultiHanceR

FDA-EMEA

1970

Ion

Gadofosveset trisodium

VasovistR

EMEA

850

Ion

Gadoxetic acid disodium (muối)

PrimovistR

EMEA

688

Ion

Gadoteridol

ProHanceR

FDA-EMEA

630

Không ion

Gadobutrol

GadovistR

EMEA

1600

Không ion

Gadoterate meglumine

DotaremR

EMEA

1350

Ion

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?

Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây