1

Khám vú tại nhà là hành động đầu tiên để phòng chống ung thư vú - Bệnh viện K

Sàng lọc và phát hiện sớm ung thư vú luôn luôn là yếu tố đầu tiên của việc phòng chống ung thư. Bởi có nhiều lý do để chị em phụ nữ cần tiến hành sàng lọc và phát hiện sớm ung thư vú:

  • Đây là bệnh thường gặp ở cộng đồng, tỷ lệ đứng hàng thứ nhất ung thư ở phụ nữ, là vấn đề lớn đối với sức khỏe và xã hội.
  • Bệnh có thể phát hiện được ở giai đoạn tiền lâm sàng.
  • Điều trị mang lại hiệu quả cao ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống thêm sau 5 năm giảm từ 100% ở giai đoạn tiền lâm sàng (giai đoạn 0) xuống còn 95% ở giai đoạn I, 80% ở giai đoạn II, 72% ở giai đoạn III và chỉ còn 25% ở giai đoạn IV.
  • Phương pháp sàng lọc, phát hiện sớm dễ thực hiện, độ chính xác cao, giá thành ở mức chấp nhận được.

Các phương pháp sàng lọc ung thư vú:

  • Tự khám vú: có thể tiến hành hàng tháng, sau sạch kinh 5 ngày. Các bước tiến hành theo thứ tự được mô tả như sau:
  • Chuẩn bị: Cần cởi bỏ áo, nơi tiến hành tự khám vú có thể ở trước gương lớn phòng ngủ hoặc trước gương lớn trong phòng tắm, có đầy đủ ánh sáng, có thể ngồi hoặc đứng.
  • Quan sát: Xuôi tay, quan sát xem có các thay đổi ở vú hay không: Màu sắc da, u cục, co kéo, lệch tụt núm vú hoặc lõm da…
  • Đưa tay ra sau gáy sau đó quan sát vào gương.
  • Chống tay lên hông làm cử động cơ ngực lên xuống bằng động tác nâng vai lên hay hạ vai xuống. Động tác này làm cho các thay đổi nếu có sẽ rõ hơn.
  • Nặn nhẹ đầu vú, quan sát xem có dịch chảy ra hay không.

Sờ nắn tư thế đứng:

  • Đưa tay phải ra sau gáy
  • Dùng tay trái sờ nắn vú phải, 4 ngón tay đặt sát nhau thành 1 mặt phẳng, ép đều đặn lên các vùng khác nhau của tuyến vú vào thành ngực theo hướng vòng xoáy ốc từ đầu vú ra ngoài.
  • Kiểm tra (từng vòng của vú) và cả về phía nách.
  • Làm tương tự như vậy với vú bên trái.

Tư thế nằm:

  • Nằm ngửa thoải mái
  • Bộc lộ ngực trần
  • Đặt 1 gối mỏng ở dưới lưng bên trái.
  • Lặp lại quá trình khám như tư thế đứng.
  • Chuyển gối, làm lại cho bên phải.

Qua mỗi lần tự khám như vậy, nếu thấy u, hạch hoặc mảng cứng bất thường, bệnh nhân tới cơ sở chuyên khoa để xác định lại.

Việc tự khám vú mặc dù không thể xác định chính xác bạn có phải bị ung thư vú hay không, nhưng thông qua đó giúp bạn tự phát hiện những bất thường ở tuyến vú, sau đó gặp bác sĩ thăm khám và tư vấn dù là tổn thương lành tính hay ung thư. Tại bệnh viện K, nhiều chị em phụ nữ sau khi khám vú tại nhà sờ thấy khối u cục, nhói đau đã tiến hành đi khám và điều trị kịp thời, do đó các bác sĩ khuyến cáo tất cả chị em phụ nữ cần tự bảo vệ sức khỏe, vẻ đẹp của mình chỉ với 05 phút đơn giản “khám vú tại nhà”.

Các dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư vú

Triệu chứng, dấu hiệu của ung thư vú rất đa dạng, thường không có biểu hiện đau nên phải dựa theo những dấu hiệu bất thường điển hình khác để phát hiện.

  • Có khối u: 80-90% bệnh nhân ung thư vú có khối u và có thể sờ nắn được bằng tay khi kích thước từ 1cm trở lên.
  • Tiết dịch núm vú: Khoảng 5% bệnh nhân ung thư vú có tiết dịch núm vú, nhất là khi có lẫn máu hoặc dịch hồng.
  • Núm vú bị thụt vào trong: Núm vú bị tụt sâu, cứng, dùng tay kéo cũng không được.
  •  Nhăn bề mặt vú: Đây là triệu chứng gặp ở một số ít bệnh nhân. Khi ngực xuất hiện khối u sẽ phá vỡ cấu trúc da và tạo nên những nếp nhăn ở bên ngoài bề mặt vú.

Để tra xem, chỉ cần đứng trước gương, giơ cánh tay lên (bởi những nếp nhăn này không xuất hiện khi đưa tay xuống). Nếu thấy xuất hiện những nếp nhăn ở bất kỳ vị trí nào trên bề mặt vú thì cần phải đến gặp bác sĩ ung bướu càng sớm càng tốt.

  • Viêm da vùng quanh vú: Da đỏ, phù dưới dạng da cam. Ngoài ra có thể bong da vảy nến, da sần sùi kèm nổi mẩn ngứa ở ngực.
  • Hạch ở nách: Nếu có một khối u hoặc vết sưng đau dưới cánh tay kéo dài trong một tuần không rõ nguyên nhân, đó có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư vú.

Khi thấy những dấu hiệu trên bạn cần đến khám ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Nguồn tham khảo: Bệnh viện K

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Chăm sóc bệnh nhân ung thư sau hóa trị như thế nào?

Đương đầu với hành trình hóa trị ung thư không chỉ là sự khó khăn của người bệnh mà còn là thử thách với người thân. Làm thế nào để chăm sóc bệnh nhân ung thư trong quá trình hóa trị và tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho người bệnh vượt qua những mệt mỏi về sức khỏe lẫn trở ngại tinh thần?

  •  2 năm trước
  •  0 trả lời
  •  532 lượt xem
Tin liên quan
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư

Quan hệ tình dục là một nhu cầu sinh lý bình thường ở tất cả mọi người bao gồm cả những bệnh nhân ung thư. Vậy bệnh nhân ung thư thường có những vấn đề gì khi quan hệ tình dục, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây