1

Hỏng tai vì sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi  - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Do đắp lá vào tai, sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi để chữa viêm tai giữa, nhiều người đã phải mang thêm bệnh hoặc điếc vĩnh viễn.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, khuyến cáo, đa số các trường hợp viêm tai giữa đều là biến chứng của các bệnh đường hô hấp không được điều trị dứt điểm như viêm mũi - họng, viêm xoang, viêm amidan.

Tuyệt đối không đắp lá:

Tiến sĩ Dinh cho biết, sử dụng các loại lá để chữa viêm tai giữa là một cách sai lầm. Khi bị viêm tai giữa, trong tai sẽ có mủ, nguyên tắc điều trị là phải hút hết mủ ra. Nếu đắp lá, mủ sẽ không thoát ra được, bệnh tiến triển nặng hơn. Biến chứng hay gặp nhất của viêm tai giữa là viêm tai xương chũm, do xương chũm thường thông trực tiếp với hõm tai.

Ngoài ra, xương chũm còn tiếp giáp với nhiều bộ phận quan trọng như màng não, não, các mạch máu, thần kinh… nên khi nó bị viêm, bệnh lây lan rất nhanh, có thể gây viêm màng não, áp xe não…

Thận trọng khi dùng kháng sinh

Theo bác sĩ Lương Hồng Châu, Phó giám đốc Bệnh viện Tai mũi Họng Trung ương, khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm tai giữa cũng không thể “bạ đâu dùng đấy”.

Ở giai đoạn đầu, khi màng nhĩ chưa thủng, thuốc kháng sinh mà các bác sĩ thường chỉ định là polydexa, otipax. Khi tai đã có mủ, cần dùng thêm các dung dịch kháng sinh, corticoid tại chỗ. Còn ở giai đoạn hai, khi bệnh nhân có chảy mủ tai, tức màng nhĩ đã thủng, các bác sĩ thường chỉ định nhỏ dung dịch kháng sinh không có hại cho tai như effexin, cloraphenicol... Tuy nhiên, không ít người bệnh do tự ý dùng thuốc đã nhầm lẫn các loại kháng sinh này với nhau. “Việc tự ý sử dụng kháng sinh rất nguy hiểm bởi có thể gây nhiễm độc tai trong, dẫn tới điếc”, bác sĩ Châu cảnh báo.

Lời khuyên của bác sĩ

  • Với trẻ em, đặc biệt là dưới hai tuổi, việc sử dụng thuốc nhỏ tai không đúng chỉ định sẽ để lại hậu quả nặng nề như nhiễm độc tai trong, gây điếc không hồi phục.
  • Nhiều trường hợp trẻ nghe kém, nhất là khi chưa biết nói, có thể dẫn đến rối loạn chức năng ngôn ngữ như nói ngọng, nói không rõ âm, từ..., làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng giao tiếp xã hội sau này.
  • Với vết thương trong tai có mủ, tuyệt đối không được dùng thuốc dạng bột. Vì các loại thuốc này chứa tá dược không tan trong nước, sẽ gây bít tắc đường dẫn ra của dịch mủ.
  • Để tránh mắc viêm tai giữa, mọi người cần phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp bằng cách giữ ấm, tránh gió lùa, bảo vệ đường mũi họng.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?

Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây