1

Hệ thống mới cung cấp thuốc cấy ghép nội tạng không gây tác dụng phụ - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Các nhà khoa học tại Đại học Strathclyde ở Glasgow đã cho ra đời một hệ thống mới cung cấp thuốc cho các bệnh nhân cấy ghép nội tạng có thể tránh nguy cơ gây tác dụng phụ có hại.

Thuốc cyclosporine (CSA) được sử dụng phổ biến cho các hoạt động cấy ghép giúp ngăn ngừa tình trạng cơ thể của bệnh nhân từ chối cơ quan cấy ghép nhưng lại có thể gây ra các phản ứng thuốc bất lợi, trong đó nghiêm trọng nhất là gây tổn thương thận và gan. Khoảng cách giữa một liều thuốc điều trị an toàn, hiệu quả với một liều độc hại là vô cùng hẹp, nhưng các nhà khoa học tại Đại học Strathclyde đã tìm cách thu CSA với số lượng rất nhỏ. Hệ thống mới được phát triển trong các thử nghiệm tại phòng thí nghiệm, cho phép các hạt nano chứa thuốc được cung cấp qua đường uống để phát huy tác dụng của liều thuốc, nhưng lại tránh cho thận khỏi bị tổn thương.

Giáo sư Ravi Kumar  thuộc Viện Dược và Khoa học y sinh Strathclyde, người chỉ đạo nghiên cứu, cho rằng: Thuốc CSA rất có ích trong việc cấy ghép và điều trị các căn bệnh như viêm khớp, bệnh lupus  và một số dạng tiểu đường, nhưng chúng ta cần phải giải quyết những rủi ro có thể gây ra cho thận và gan, ngoài các biến chứng khác như co giật và huyết áp cao.

Tổn thương có thể xử lý nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu nhưng có thể sẽ không chữa trị được nếu  tổn thương tiếp tục ngoài tầm kiểm soát.  Hơn nữa, các công thức hiện có của thuốc CSA chứa tá dược dầu thầu dầu được sử dụng do độ hòa tan kém của thuốc trong nước nhưng  lại có thể gây độc. Bằng cách đặt thuốc CSA trong các hạt nano, các nhà nghiên cứu nhằm mục tiêu đạt nồng độ tối đa trong công thức mạnh nhất của loại thuốc này trên thị trường.

Trong các thử nghiệm, họ có thể tác động đến sự cân bằng giữa sức mạnh, hiệu quả  và độ an toàn và có thể làm tăng đáng kể mức độ khả dụng sinh học của thuốc - nồng độ thuốc được kích hoạt trong hệ thống. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng có thể giảm ảnh hưởng độc hại cho thận bằng cách giải phóng chậm các hạt nano đưa thuốc dần dần đạt nồng độ tối đa của nó. Ngoài  việc sử dụng hệ thống trong cấy ghép, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ xem xét hiệu quả của hệ thống mới với bệnh viêm khớp và giải quyết căn bệnh suy nhược nặng. Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Công nghệ nano y sinh.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?

Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây