Hậu quả của nạo phá thai
1. Nạo phá thai là gì?
Phá thai là biện pháp sử dụng thủ thuật hoặc thuốc với mục đích chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn sớm của chu kỳ mang thai. Phá thai không phải là biện pháp tránh thai mà là chấm dứt thai kỳ với lý do bắt buộc hoặc do hoàn cảnh sống.
Đa số nguyên nhân dẫn đến việc phá thai là do người phụ nữ chưa có kế hoạch mang thai trong một số hoàn cảnh:
- Đang trong độ tuổi đi học
- Chưa có kế hoạch sinh con
- Vỡ kế hoạch công việc như đi công tác, du học
- Bị hiếp dâm
Nguyên nhân còn lại là do bất đắc dĩ, bắt buộc người phụ nữ phải phá thai, bao gồm:
- Thai phụ mắc bệnh tật mà nếu mang thai có thể gây nguy hiểm tính mạng như các bệnh lý mãn tính về tim mạch, thận, v.v
- Thai nhi sau khi được khám thai và được bác sĩ chẩn đoán mắc các dị tật bẩm sinh, khiếm khuyết, v.v
Tất cả các nguyên nhân phá thai trên đều xuất phát từ việc không áp dụng hoặc áp dụng không hiệu quả các biện pháp tránh thai an toàn như:
- Không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào khi quan hệ tình dục
- Dùng bao cao su không đúng cách
- Vòng tránh thai quá thời hạn
- Vòng tránh thai, que cấy tránh thai quá thời hạn, không còn đạt hiệu quả tránh thai.
2. Hậu quả của việc nạo phá thai
Nạo phá thai là biện pháp tác động trực tiếp vào buồng tử cung. Do đó, tùy vào mức độ thành công của thủ thuật (trình độ bác sĩ, dụng cụ vô khuẩn, v.v) mà quyết định đến mức độ an toàn của người phụ nữ. Theo thời gian xảy ra biến chứng, ta chia 2 loại:
2.1 Hậu quả của việc nạo phá thai sớm
Hậu quả của việc nạo phá thai ngoài ý muốn có thể xảy ra trong quá trình thực hiện thủ thuật hoặc sau thời gian tiến hành thủ thuật không lâu, bao gồm:
- Chảy máu: Chảy máu âm đạo hoặc ứ máu tử cung gặp trong các trường hợp thai to, tử cung nhão do sanh đẻ nhiều lần, sót nhau thai, thủng tử cung, tử cung co hồi kém, rách cổ tử cung, mắc bệnh về máu, v.v
- Nhiễm trùng: Người bị nhiễm trùng sau thực hiện thủ thuật có biểu hiện sốt cao, đau bụng dưới, huyết trắng có mùi hôi, có mủ, đau khi giao hợp. Nguyên nhân của nhiễm trùng là do người bệnh không tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ hoặc không vệ sinh đúng cách bộ phận sinh dục. Một nguyên nhân khác là do bác sĩ phẫu thuật sót nhau, dụng cụ không đảm bảo vô trùng hoặc tiến hành các thủ thuật không đảm bảo vô trùng.
2.2 Hậu quả của việc nạo phá thai xảy ra muộn
Một số hậu quả của việc nạo phá thai xảy ra muộn có thể là do hậu quả của việc khắc phục các hậu quả sớm không hiệu quả hoặc do thủ thuật nạo phá thai thô bạo, bao gồm:
- Vô kinh: Gây ra do viêm dính buồng tử cung, thường gặp ở những người có tiền sử nạo phá thai nhiều lần
- Vô sinh: Do viêm dính buồng tử cung, viêm tắc vòi trứng
- Sảy thai liên tục: Do tổn thương cổ tử cung, eo tử cung trong các lần thực hiện thủ thuật nạo phá thai trước đó. Hậu quả là gây ra hở eo tử cung, suy yếu cổ tử cung gây sảy thai.
- Thai ngoài tử cung: Do thành tử cung bị suy yếu, tắc vòi trứng do viêm nhiễm, dẫn đến thai không thể về làm tổ ở tử cung mà làm tổ ở các vị trí khác mà chủ yếu là vòi trứng.
- Nhau tiền đạo: Là tình trạng trứng sau khi thụ tinh không làm tổ tại vị trí thuận lợi ở tử cung. Hiện tượng này xảy ra là do tổn thương tử cung gây hình thành sẹo, làm trứng không làm tổ được tại vị trí đúng, thay vào đó phải làm tổ ở các vị trí bất thường xung quanh tử cung.
3. Ngăn ngừa biến chứng sau nạo phá thai
Để ngăn ngừa các hậu quả của việc nạo phá thai, người phụ nữ cần đảm bảo nguyên tắc hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng, cụ thể như sau:
- Cần được nghỉ ngơi 1 - 6 giờ sau khi tiến hành thủ thuật
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục bằng nước rửa phụ khoa, thay băng vệ sinh 4 lần /ngày hoặc lúc bẩn.
- Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 2 tuần sau khi tiến hành thủ thuật
- Nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý
- Khám lại sau 5 tuần kể từ thời điểm nạo phá thai
4. Tránh thai sau nạo phá thai
Các biện pháp tránh thai có thể sử dụng sau phá thai bao gồm:
- Sử dụng thuốc uống tránh thai
- Thuốc tiêm tránh thai (DMPA, NET-EN, Cyclofem và Mesigyna)
- Thuốc cấy tránh thai (Norplant, Implanon)
- Dụng cụ tử cung: Có thể đặt ngay sau khi sàng lọc nguy cơ hoặc biểu hiện của viêm nhiễm, chưa kiểm soát được băng huyết và thiếu máu cấp tính.
XEM THÊM:
- Sau nạo hút thai trứng bao lâu mới được mang thai lại?
- Tránh thai sau phá thai: Các biện pháp có thể áp dụng
- Các dấu hiệu có thể gặp sau phá thai bằng thuốc
Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.
Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.
Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.
Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.
Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.
Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng tinh dầu, bao gồm cả tinh dầu khuynh diệp trong thời gian mang thai nhưng khuynh diệp là một loại thảo dược tương đối an toàn với phụ nữ mang thai nếu sử dụng đúng cách.