1

Glucose là gì và hoạt động như thế nào?

Glucose xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "ngọt". Đây là một loại đường có trong thực phẩm mà cơ thể sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng. Khi glucose đi qua dòng máu đến các tế bào, thì được gọi là đường huyết hoặc đường trong máu.

1. Glucose là gì?

Glucose còn được biết với tên khác là đường huyết, đây chính là chìa khóa để giữ cho các chức năng trong cơ thể hoạt động tốt nhất. Khi glucose đạt mức tối ưu thì thường không được chú ý. Nhưng khi chúng lệch khỏi giới hạn được khuyến nghị, bạn sẽ nhận thấy những tác động bất thường lên các hoạt động hàng ngày của mình.

Nói một cách chính xác, glucose là đơn vị cơ bản của carbohydrate, hay còn gọi là một monosaccarit. Không chỉ có riêng glucose, các monosaccarit khác còn bao gồm fructose, galactose và ribose.

Giống như chất béo, glucose cũng là một nguồn nhiên liệu ưa thích của cơ thể dưới dạng carbohydrate. Con người có thể nhận được glucose từ:

  • Bánh mì và tinh bột nói chung;
  • Trái cây và rau củ;
  • Các sản phẩm từ sữa.

Những thực phẩm này sẽ tạo ra năng lượng giúp chúng ta sống và sinh hoạt bình thường. Mặc dù glucose rất quan trọng, nhưng nồng độ glucose trong cơ thể nằm ở chừng mực cho phép vẫn là tốt nhất. Mức glucose quá thấp hoặc cao ngoài tầm kiểm soát có thể dẫn đến nhiều tác động vĩnh viễn và nghiêm trọng.

Glucose là gì và hoạt động như thế nào?
Glucose có trong các sản phẩm từ bánh mì và tinh bột

2. Glucose hoạt động như thế nào?

 

Thông thường, cơ thể chúng ta phải xử lý glucose nhiều lần trong ngày. Cụ thể là mỗi khi ăn, cơ thể sẽ ngay lập tức làm việc và enzyme bắt đầu quá trình phá vỡ glucose. Tuyến tụy sẽ giúp đỡ bằng cách sản xuất hormone insulin - một nhân tố không thể thiếu để đối phó với glucose. Nói cách khác, mỗi khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ điều khiển tuyến tụy tiết ra insulin để giải quyết lượng đường trong máu đang gia tăng.

Tuy nhiên, tuyến tụy của một số người có thể hoạt động sai cách và không thực hiện đúng nhiệm vụ phải làm. Bệnh tiểu đường xảy ra là khi tuyến tụy không sản xuất insulin theo như bình thường. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần sự hỗ trợ từ bên ngoài (ví dụ như tiêm insulin) để xử lý và điều chỉnh lượng glucose trong cơ thể.

Một nguyên nhân khác gây bệnh tiểu đường là tình trạng kháng insulin. Khi đó gan không nhận ra insulin hiện có trong cơ thể và tiếp tục tạo ra thêm lượng glucose không phù hợp. Gan là một cơ quan quan trọng giúp kiểm soát đường, giúp lưu trữ glucose cũng như sản sinh glucose khi cần thiết.

Nếu cơ thể không sản xuất đủ insulin sẽ làm giải phóng các axit béo tự do từ nơi dự trữ chất béo. Điều này có thể dẫn đến một tình trạng gọi là ketoacidosis. Ketones - chất thải được tạo ra khi gan phân hủy chất béo, có thể gây độc với số lượng lớn.

Glucose là gì và hoạt động như thế nào?

Video đề xuất:

Đường ảnh hưởng tới não chúng ta như thế nào

3. Kiểm tra nồng độ glucose như thế nào?

 

Kiểm tra nồng độ glucose đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Hầu hết bệnh nhân đều phải kiểm tra lượng đường trong máu như một thói quen hàng ngày.

Việc xét nghiệm máu để kiểm tra glucose tại nhà hiện nay rất phổ biến và đơn giản. Bệnh nhân sẽ dùng một cây kim nhỏ - gọi là lưỡi trích (lancet), để chích vào ngón tay, sau đó nhỏ một giọt máu vào que thử. Đưa que thử vào máy theo hướng dẫn để đo lượng đường trong máu. Kết quả thường hiển thị trên màn hình điện tử trong khoảng thời gian dưới 20 giây.

3.1. Mức glucose bình thường

Duy trì nồng độ glucose gần mức bình thường là một phần quan trọng để giữ cho cơ thể hoạt động hiệu quả và khỏe mạnh.

Những người mắc bệnh tiểu đường phải đặc biệt chú ý đến mức glucose máu. Trước khi ăn, giới hạn tối ưu là 90 - 130 miligam trên mỗi decilit (mg / dL). Sau 1 - 2 giờ tiếp theo, chỉ số đường huyết nên nằm dưới 180 mg / dL.

Có nhiều lý do khác nhau làm kích hoạt lượng đường trong máu tăng lên, chẳng hạn như:

  • Một bữa ăn thịnh soạn;
  • Căng thẳng (stress);
  • Các bệnh lý khác;
  • Ít hoạt động thể chất;
  • Quên liều thuốc trị tiểu đường.
Glucose là gì và hoạt động như thế nào?
Kiểm tra nồng độ glucose quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường

 

3.2. Chỉ số glucose máu quá cao

Trong trường hợp mức glucose của bạn quá cao, insulin sẽ giúp hạ xuống trong giới hạn trung bình. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu quá cao là một dấu hiệu cho thấy họ cần phải sử dụng insulin tổng hợp. Trong các tình huống ít nghiêm trọng hơn, hoạt động thể chất có thể giúp giảm chỉ số đường huyết của bạn.

3.3. Chỉ số glucose máu quá thấp

Mức glucose được coi là quá thấp khi tuột xuống dưới 70 mg / dL. Tình trạng này còn được gọi là hạ đường huyết và có nguy cơ diễn biến rất nghiêm trọng. Hạ đường huyết có thể xảy ra khi:

  • Bệnh nhân tiểu đường không dùng thuốc đúng chỉ định;
  • Hoặc người bình thường đột ngột ăn ít hơn mọi ngày và tập thể dục quá mức.

Bổ sung thức ăn hoặc uống nước trái cây có thể giúp tăng mức glucose. Những bệnh nhân tiểu đường cũng thường uống thuốc glucose, có thể mua không cần toa tại nhà thuốc. Tuy nhiên thuốc cũng có nguy cơ làm cho lượng đường trong máu xuống cực thấp dẫn đến mất ý thức. Nếu tình huống này xảy ra, người bệnh cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Glucose là gì và hoạt động như thế nào?
Thông báo với bác sĩ ngay khi bạn không thể kiểm soát tình trạng bệnh

4. Biến chứng khi không kiểm soát glucose máu

 

Nếu nồng độ glucose không được kiểm soát, có thể dẫn đến một loạt hậu quả lâu dài, bao gồm:

  • Bệnh thần kinh;
  • Bệnh tim;
  • Mù lòa;
  • Nhiễm trùng da
  • Các vấn đề về khớp và tứ chi, đặc biệt là bàn chân;
  • Mất nước nghiêm trọng;
  • Hôn mê.

Các biến chứng nghiêm trọng hơn liên quan đến bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Ketoacidosis tiểu đường (DKA): Tình trạng nồng độ ceton trong máu tăng lên gây nhiễm toan máu (hay còn gọi là acid máu). Có thể dẫn đến hôn mê, bất tỉnh trong một thời gian dài hoặc thậm chí tử vong.;
  • Tình trạng tăng thẩm thấu do tăng glucose máu (HHS): Còn được gọi là tình trạng quá ưu trương do tăng glucose máu. Là một hội chứng của tăng glucose rất cao, gây rối loạn tri giác, tăng thẩm thấu, mất nước tế bào với tỷ lệ tử vong cao.
Glucose là gì và hoạt động như thế nào?
Nếu nồng độ glucose không được kiểm soát biến chứng tim mạch

 

Cũng như nhiều rối loạn y tế khác, các vấn đề về glucose sẽ dễ dàng được xử lý trước khi chuyển biến quá nghiêm trọng. Nồng độ glucose máu khỏe mạnh là một yếu tố quan trọng để cơ thể luôn hoạt động tốt. Một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ và tập thể dục thường xuyên là điều cần thiết đối với người bình thường. Tuy nhiên những bệnh nhân tiểu đường sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì mức glucose phù hợp. Do đó họ cần tuân thủ liệu trình điều trị và theo dõi chặt chẽ nồng độ glucose hàng ngày để tránh nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Video có thể bạn quan tâm
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN 03:00
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN
Vắc xin Varilrix dành cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn - duy nhất có tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, cho hiệu quả phòng bệnh lên đến...
 3 năm trước
 848 Lượt xem
KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng 01:43
KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng
Cảnh ba mẹ “tay xách, nách mang” đưa con đi khám sớm sẽ không còn nữa với 5 phút đặt lịch tại nhà️
 3 năm trước
 895 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây