1

Dược lý hô hấp trong gây mê - bệnh viện 103

Nhà gây mê lồng ngực cần phải quen với các thuốc mà bệnh nhân mắc bệnh hô hấp đang sử dụng cũng như khả năng sử dụng chúng để hỗ trợ gây mê và xử trí sau mổ. Việc nhận biết các tác dụng tiềm tàng của các thuốc mà chúng ta sử dụng trong gây mê trên hệ thống hô hấp cũng hữu ích.

1. Các thuốc có ảnh hưởng trên đường hô hấp

1.1. Các thuốc được sử dụng trong điều trị hen và co thắt phế quản

Hen biểu hiện lâm sàng bởi các đợt tái diễn ho, thở khò khè và khó thở. Hen được đặc trưng bởi tăng đáp ứng của khí quản và phế quản với các kích thích khác nhau và hẹp lan tỏa đường khí đạo.

Bệnh học bao gồm co thắt cơ trơn đường khí đạo và dày niêm mạc bởi phù nề và thâm nhiễm tế bào. Co thắt phế quản do bởi phối hợp việc giải phóng các mediator và đáp ứng gia tăng quá mức với các ảnh hưởng này. Điều trị hướng vào giãn cơ trơn đường khí đạo, giảm đáp ứng phế quản và ngăn việc mất hạt của dưỡng bào.

1.1.1 Thuốc giãn phế quản

  • Giãn trực tiếp cơ trơn đường hô hấp – methylxanthin như theophyllin tác động bởi giảm phân chia cAMP qua việc ức chế phosphodiesterase.
  • Methylxanthin được dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch và có thể có một số tác dụng phụ do bởi tăng nồng độ cAMP ở hệ thống khác gây bồn chồn, run, lợi niệu, tiết axit dạ dày và tăng co bóp tim và tăng nhịp tim. Các thuốc này có ranh giới điều trị khá hep. Chúng đã không còn được sử dụng như là liệu pháp điều trị đầu tiên.
  • Thuốc chủ vận chọn lọc beta 2 adrenergic như salbutamol, terbutalin. Thuốc chủ vận beta 2 tác động chủ yếu trên cơ trơn đường khí đạo và là hình thái hiệu quả nhất trong điều trị giãn phế quản.
  • Thuốc kháng cholinergic- các chất kháng chủ vận muscarinic ức chế ảnh hưởng acetylcholin được phóng thích bởi dây thần kinh X tại các thụ thể muscarinic ở đường khí đạo.
  • Atropin là thuốc kháng chủ vận muscarinic cổ điển nhưng ảnh hưởng toàn thân không có tính chọn lọc gây hạn chế sự hữu ích của chúng. Ipratropium được phóng thích bởi ống xịt (inhaler) được hấp thu kém  và có một số tác dụng phụ toàn thân. Mặc dù thời gian khởi phát tác dụng có lẽ chậm trễ (tới 45 phút) nhưng tác dụng kéo dài.
  • Thuốc ổn định dưỡng bào – chromon (sodium chromoglycat và sodium nedocromil) tác động chủ yếu bởi ổn định dưỡng bào.

1.1.2. Thuốc kháng chủ vận leukotrien

Cysteinyl leukotrien gây co thắt cơ trơn và tăng sinh và là các mediator quan trọng trong quá trình viêm. Montelukast và zafirlukast phong bế các ảnh hưởng của cysteinyl leukotrien ở đường khí đạo thông qua tác động kháng chủ vận ở các thụ thể leukotrien. Các thuốc này hiệu quả khi được sử dụng riêng hoặc phối hợp với với corticosteroid xịt sẽ có tác động cộng hưởng trong bệnh hen.

1.1.3. Magnesium sulphat

Sử dụng magnesium tĩnh mạch có tác dụng hỗ trợ ảnh hưởng giãn phế quản của các thuốc chủ vận beta2 xịt.

1.1.4. Liệu pháp điều trị glucocorticoid

Corticosteroid xịt nằm trong số các thuốc điều trị quan trọng nhất trong co thắt phế quản vì chúng tăng cả số lượng các thụ thể beta2-adrenergic và đáp ứng của chúng với kích thích. Chúng cũng giảm sản xuất chất nhầy, giảm tăng tiết và ức chế đáp ứng viêm. Điều trị glucocorticoid toàn thân có lẽ cũng cần thiết cả trong các cơn cấp nguy kịch co thắt phế quản và các đợt co thắt phế quản không đáp ứng với thuốc giãn phế quản xịt.

1.2. Thuốc điều trị ho

  • Điều trị ho chủ yếu bao gồm điều trị bệnh chính. Nói chung không nên ngăn ho có đờm vì có thể dẫn đến ứ đờm. Thuốc điều trị ho được chia thành thuốc chống ho và thuốc long đờm.
  • Thuốc chống ho có thể có tác động trung ương hoặc ngoại vi. Thuốc có tác động trung ương bao gồm dextromethorphan và codein, hoạt động bằng việc ức chế trung tâm ho hành não hoặc các trung tâm cao hơn.
  • Các thuốc tác động ngoại vi có lẽ tác động trên đường hướng tâm hoặc ly tâm của đường phản xạ và bao gồm thuốc chống viêm, thuốc tê, aerosol ẩm và nước bốc hơi.
  • Nước bốc hơi bao gồm các chất bốc hơi như dầu khuynh diệp có lẽ qua hít vào chủ động của không khí ẩm ấm sẽ giảm bớt triệu chứng viêm phế quản.

1.3. Thuốc tiêu đờm

Thuốc tiêu đờm được kê đơn để làm thuận tiện long đờm bởi giảm độ quánh của đờm. Các thuốc này cho thấy lợi ích ở một số bệnh nhân với bệnh lý phổi tắc nghẽn mãn tính và ho mãn tính với giảm mức độ trầm trọng của bệnh.

Việc điều trị có thể là uống như carbocistein và methyl cystein hydrochlorid hoặc khí dung ví dụ dornase alpha. Thuốc dornase alpha chủ yếu được khuyến cáo để sử dụng ở các bệnh nhân xo nang (cystic fibrosis)

2. Ảnh hưởng của các thuốc sử dụng trong gây mê đối với hệ thống hô hấp

2.1. Thuốc mê bốc hơi

Thuốc mê bốc hơi chủ yếu được sử dụng để duy trì mê trong phẫu thuật lồng ngực. Thuốc này gây giảm FRC thông qua giảm phản lực (recoil) thành ngực, giãn phế quản, ức chế HPV và giảm đáp ứng thông khí với thiếu oxy mô.

Những ảnh hưởng này có ý nghĩa sau phẫu thuật đó là bất kỳ thuốc mê bốc hơi tồn dư có thể gây suy giảm đáng kể chức năng phổi.

2.2. Opiat

Các thuốc opiat thường cần thiết để điều trị đau kết hợp với phẫu thuật ngực. Toàn bộ các thuốc này sẽ gây ức chế hô hấp mặc dù mức độ ảnh hưởng là khác nhau tùy thuộc vào từng thuốc, thời gian sử dụng, đường sử dụng và các yếu tố của bệnh nhân như bệnh kết hợp

2.3. Propofol

Propofol thường được dùng để khởi mê và duy trì mê trong phẫu thuật ngực. Thuốc khởi phát tác dụng và hết tác dụng nhanh và cho phép hồi phục nhanh.

Thuốc ít có ảnh hưởng trên HPV và không gây ra sự khác biệt PaO2 trong phẫu thuật khi so sánh với thuốc mê bốc hơi trong duy trì mê. Các so sánh khác với thuốc mê bốc hơi đã cho thấy rằng propofol ít kết hợp với suy giảm chức năng phổi sau phẫu thuật.

2.4. Các thuốc khởi  mê khác

  • Thiopenton vẫn là thuốc khởi mê phổ biến. Thuốc này được biết gây phóng thích histamin và kết hợp với co thắt phế quản ở bệnh nhân hen. Trái lại etomidat hiếm khi phóng thích histamin và được ủng hộ sử dụng ở các bệnh nhân nguy cơ co thắt phế quản.
  • Tuy nhiên thuốc này kết hợp với ức chế tuyến thượng thận, đặc biệt sản xuất cortisol từ deoxycortisol- II. Ketamin nói chung không được sử dụng để khởi mê ở ngưới lớn nhưng do đặc tính giãn phế quản nên được sử dụng trong điều trị hen.
  • Benzodiazepin như midazolam và diazepam sẽ gây giảm thể tích khí lưu thông mặc dù tăng tần số hô hấp. Cả hai thuốc này gây giảm vận hành hô hấp với thiếu oxy mô và chỉ được hóa giải một phần bởi thuốc đối kháng flumazenil

2.5. Thuốc giãn cơ

  • Phần lớn các thuốc giãn cơ không ảnh hưởng trực tiếp trên phổi ngoài ảnh hưởng liệt cơ. Một số điều lưu ý là atracurium và mivacurium gây phóng thích histamin chủ yếu với hậu quả huyết động nhưng cũng ảnh hưởng trên trương lực vận động phế quản.
  • Rocuronium, vecuronium và cisatracurium ít tác dụng phụ trên hô hấp và tim mạch. Lo ngại chủ yếu khi sử dụng thuốc giãn cơ là phải bảo đảm hóa giải đầy đủ thuốc giãn cơ, không có ảnh hưởng tồn dư.
  • Bệnh nhân mắc bệnh lý hô hấp dường như đặc biệt nhạy cảm với giảm ít chức năng cơ hô hấp thứ phát do yếu cơ tồn dư. Hóa giải thuốc giãn cơ thường được hỗ trợ bởi sử dụng neostigmin phối hợp với thuốc cholinergic như atropin hoặc glycopyrrolat.
  • Thậm chí với việc bổ sung thuốc kháng cholinergic vẫn có gia tăng đáng kể sức cản đường khí đạo thứ phát bởi ức chế acetylcholin nội sinh bởi neostigmin.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây