1

ĐỪNG ĐỂ TRẺ CÒI CỌC BIẾNG ĂN, THIẾU MÁU CHỈ VÌ QUÊN "TẨY GIUN"

Nhiễm ký sinh trùng (KST) là vấn đề có thể gặp ở mọi đối tượng và mọi nơi trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia có khí hậu nóng ẩm, dân số đông đúc và điều kiện môi trường vệ sinh có phần hạn chế, đây là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của nhiều loại KST khác nhau. Cùng Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố tìm hiểu về đặc điểm và cách phòng tránh những loại giun phổ biến cho trẻ, hiểu rõ về những “kẻ xâm lược” tí hon này và cách nhận biết, "xử trí" từng loại bọn chúng nhé.

✅ Ký sinh trùng là gì?

KST là một khái niệm rất rộng. Được dùng để chỉ các loài phải sống dựa trên cơ thể vật chủ. Có thể hiểu đơn giản là chúng vừa “sống bám”, vừa “giành ăn” hoặc trực tiếp “ăn” cơ thể chúng sống. Gồm có nhiều loài khác nhau như: Giun, sán, nấm, côn trùng, amip, chấy rận, ghẻ,…

Ở nước ta có tới 40-80% trẻ em bị nhiễm giun, sán đường ruột tùy vùng. Bài viết sẽ tập trung vào phân biệt và tập trung điều trị các loại giun thường gặp nhất

? 1. Giun đũa: "Giun đại ca, thích la cà, dễ tắc ruột"

Cư trú ở ruột non, giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gây ô nhiễm nước, đất cát... khi ăn phải trứng giun, trứng vào ruột nở thành ấu trùng rồi di chuyển vào phổi lên khí quản, qua thực quản xuống ruột non trở thành giun trưởng thành.

Trẻ bị nhiễm giun đũa thường đau bụng vòng quanh rốn, nôn ra giun, đi cầu ra giun và hay bị rối loạn tiêu hóa. Khi quá nhiều giun ở ruột có thể gây tắc ruột do búi giun, viêm ruột thừa, viêm phúc mạc do thủng ruột hoặc giun di chuyển vào đường gan mật viêm đường mật, giun chui ống mật, áp-xe gan.

? 2. Giun kim: "khóc đêm, ngứa dai dẳng"

Cư trú ở ruột già, giun cái đẻ trứng vào ban đêm ở hậu môn. Trứng có ấu trùng vào ruột phát triển thành giun trưởng thành. Đường lây nhiễm từ hậu môn vào miệng qua bàn tay, quần áo, giường chiếu. Nhiễm giun kim hay gặp ở trẻ nhỏ, ban đêm trẻ thường khó ngủ, hay quấy khóc do ngứa hậu môn và thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, phân lỏng đôi khi có lẫn máu và chất nhầy. Do ngứa nên trẻ gãi nhiều sẽ làm hậu môn xây xát dễ nhiễm khuẩn. Có thể phát hiện thấy giun kim ở hậu môn vào buổi tối khi trẻ ngứa hoặc tìm trứng giun kim trong phân.

? 3. Giun tóc: "nhỏ nhưng có vỏ, đau bụng, mót rặn, tiêu nhầy máu.."

Cư trú ở ruột già. Đường lây nhiễm là sau khi ăn phải trứng có ấu trùng, trứng này theo thức ăn nước uống vào ruột, ấu trùng thoát vỏ rồi trở thành giun trưởng thành sống ở ruột già. Khi nhiễm nhiều giun tóc thì mới có biểu hiện rõ các dấu hiệu như đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa. Nếu nhiễm nặng sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột già gây hội chứng lỵ. Trẻ đau bụng, mót rặn, đi ngoài nhiều lần phân ít có chất nhầy lẫn máu, nặng hơn có thể gây trĩ sa trực tràng.

? 4. Giun móc "ác thủ hút máu"

Cư trú ở đoạn trên ruột non, miệng bám vào niêm mạc ruột để hút máu, trung bình một con giun móc có thể hút 0,2ml máu/ngày. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài nở thành ấu trùng. Ấu trùng vào máu lên phổi rồi xuống ruột non trở thành giun trưởng thành. Đường lây nhiễm giun móc do ấu trùng chui qua da hoặc đường miệng do ăn phải ấu trùng từ rau sống, tay bẩn, đất cát...

Nhiễm giun móc hay gặp ở trẻ em lớn sống ở vùng nông thôn do tiếp xúc nhiều với đất cát, phân bón… Khi ấu trùng chui qua da thì tại chỗ cơ thể hay thấy nốt hồng ban dị ứng hoặc các mụn nhỏ và ở giai đoạn ấu trùng qua phổi thì xuất hiện ho, ngứa họng, viêm họng. Trẻ nhiễm giun móc thường mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, đau vùng thượng vị hoặc quanh rốn đau âm ỉ, đau cả lúc no, lúc đói, táo bón, đi ngoài phân đen, chóng mặt, ù tai, da xanh, thiếu máu. Nếu không điều trị dần dần trẻ bị thiếu máu nặng và có thể tử vong do suy tim.

? XỬ TRÍ KHI BỊ NHIỄM GIUN

Khi trẻ có biểu hiện đau bụng, chậm tăng cân, biếng ăn, nôn ra giun, đi ngoài ra giun, ngứa hậu môn… hoặc xét nghiệm phân có nhiều trứng giun thì tẩy giun cho trẻ. Sử dụng loại thuốc tẩy giun có tác dụng trên nhiều loại giun, ít độc, ít tác dụng phụ. Thuốc tẩy giun dùng cho trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi là Albendazole 200 mg hoặc Mebendazole (Fugacar, vermox) 500 mg liều duy nhất. Người từ 24 tháng tuổi trở lên là Albendazole (Zentel) 400 mg hoặc Mebendazole 500 mg liều duy nhất. Uống buổi tối và sau ăn no thường dung nạp tốt và dễ chịu với bé.

Với một số trường hợp cụ thể, tùy vùng dịch tễ và loại giun mắc phải, bác sĩ có thể cho dùng nhắc lại sau một tháng hoặc một số thuốc đặc trị khác theo chỉ định

? PHÒNG TRÁNH NHIỄM GIUN

Tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường: cho cả trẻ và người chăm sóc trẻ. Tẩy giun định kỳ cho trẻ trên 1 tuổi 6 tháng/lần, nhất là trẻ em tuổi học đường.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ 10 tháng cao 71cm nặng 8kg biếng ăn, khó ngủ, suy dinh dưỡng và thiếu canxi

Bé trai nhà em được 10 tháng tuổi. Bé nặng 8kg, cao 71cm. Bé vẫn đang bú mẹ và 2 tháng gần đây rất biếng ăn. Ban đêm bé trằn trọc, khó ngủ và ra nhiều mồ hôi. Bác sĩ cho em hỏi, bé có nên uống bổ sung canxi không? Và nên uống loại nào ạ? Em thấy có loại canxi sữa thì có uống được không, thưa bác sĩ? Em có cho bé đi khám và được bác sĩ kê canxi corbiere và d3 aquarium nhưng không thấy cải thiện, bé vẫn khó ngủ. Bé đã mọc được 6 cái răng rồi nhưng lại bị đen lại. Em nên làm gì bây giờ ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2015 lượt xem

Trẻ 3 tháng 5 ngày biếng bú, rụng tóc vành khăn, nấc cụt, ra nhiều mồ hôi có phải do thiếu chất không?

Bé nhà em hiện tại nặng 6,3kg, dài 61cm, bé đã được 3 tháng 5 ngày rồi ạ. Khi bé được hơn 2 tháng, sữa mẹ rất ít nên bé nhà em chủ yếu là bú bình. Mỗi cữ bú của bé khoảng 100-120ml. Tuy nhiên, gần một tháng nay bé chỉ bú mẹ và không chịu bú bình nữa, nhưng bú cũng chỉ được một lúc là bé nhả ra rồi khóc như bị ngạt. Bé nhà em rất hay nấc cụt, đêm ngủ đổ mồ hôi đến mức ướt đẫm gối, em phải thay áo đến 2-3 lần cho bé. Bé còn bị rụng tóc vành khăn, bàn tay bàn chân lạnh, ướt và da không được hồng hào, hơi tái. Không biết bé nhà em như vậy có phải bị thiếu chất không ạ? Em có ý định bổ sung thuốc kẽm zinc kid, canxitriomphe và men merikacho bé có được không bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1034 lượt xem

Cảm lạnh khiến trẻ dễ bị viêm tai, đúng hay sai?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, cảm lạnh có khiến trẻ dễ bị viêm tai không ạ? Và tình trạng trẻ bị viêm tai có phổ biến không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  692 lượt xem

Bé 7 tháng biếng bú, có cần uống siro gì để cải thiện hoặc cần khám dinh dưỡng không?

Em sinh bé trai được 7 tháng, bé nặng 8,4 kg. Lúc sinh bé nặng 2,6 kg. Bé bắt đầu lười bú từ tháng thứ 6, mỗi cữ chỉ một ít khoảng 100ml và phải ép mới bú chứ bé không tự bú. Đêm bé lại đòi ti mẹ, cứ tu được 5 phút lại ngủ, cả đêm ti đến 4-5 lần, trằn trọc khó ngủ. Bé ăn dặm ít, uống ít nước và nước tiểu vàng nhẹ hoặc không vàng. Bé uống vitamin D và phơi nắng hàng ngày đầy đủ. Bé chỉ biết lẫy, khi ngồi phải chống tay và chưa vững, bé cũng chưa mọc răng nữa. Bé có cần uống thêm siro gì để cải thiện không ạ, hay cần khám dinh dưỡng không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1086 lượt xem

Bé 3 tháng tuổi 4,6kg biếng ăn, trước khi ngủ hay quấy khóc

Chào bác sĩ! Bé nhà em hiện nay được 3 tháng 6 ngày ạ. Em sinh bé được 2,2kg. Tháng thứ nhất bé tăng 1kg, tháng thứ hai tăng 0,7kg, tháng thứ ba tăng 0,6kg. Và hiện tại bé được 4,6kg, tức là tăng 2,4kg so với lúc mới đẻ. Bác sĩ cho em hỏi cân nặng của bé như vậy có ổn không ạ? Gần 1 tháng trở lại đây, bé nhà em có dấu hiệu biếng ăn, trước khi ngủ bé cũng hay quấy khóc. Em cho bé ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ ạ. Bé biếng ăn và ngủ hay quấy khóc như vậy có bình thường không ạ và em có cần cho bé đi khám không, thưa bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  741 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng 00:46
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng
Bệnh nhi 1 tháng tuổi nhập viện với tình trạng khó thở và sốt cao. Bé khóc lâu quá không nín, thế mà chú điều dưỡng Phương Đông vào nói chuyện là...
 3 năm trước
 604 Lượt xem
HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ 04:39
HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ
Viêm tai giữa cấp thường gặp ở trẻ em, nhất là trong độ tuổi 1 - 2 tuổi và nguyên nhân thường do viêm mũi họng.Dù là bệnh phổ biến, nhưng...
 2 năm trước
 696 Lượt xem
Tin liên quan
Thiếu máu do thiếu sắt và việc cho con bú sữa mẹ
Thiếu máu do thiếu sắt và việc cho con bú sữa mẹ

Nếu mẹ bị thiếu máu, việc bạn lo lắng đứa trẻ cũng sẽ ít chất sắt trong người là hoàn toàn dễ hiểu, nhưng không phải lúc nào cũng thế...

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh
Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh

Cơ thể con người cần sắt để tạo ra hemoglobin, chất nhuộm màu đỏ chứa oxy trong máu. Nếu trẻ không có đủ chất sắt, bé sẽ có ít hồng cầu hơn - và những tế bào hồng cầu sẽ nhỏ hơn, vì thế các mô cơ thể sẽ nhận được ít oxy hơn mức cần thiết.

Trẻ biếng ăn thì phải làm sao?

Bé biếng ăn, lười bú: nguyên nhân và cách khắc phục

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây