Đôi điều về bệnh đột quỵ não - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Phân loại đột quỵ não

  • Đột quỵ thiếu máu não (nguyên nhân do tắc nghẽn một động mạch)
  • Đột quỵ chảy máu não (nguyên nhân do rách thành động mạch gây ra máu chảy vào trong nhu mô não hay não thất, khoang dưới nhện xung quanh não – chảy máu màng não).

Đột quỵ thiếu máu não

Sinh lý bệnh học:

Là quá trình bệnh lý, trong đó động mạch não bị hẹp hoặc bị tắc, lưu lượng tuần hoàn tại vùng não do động mạch đó phân bố giảm trầm trọng gây hoại tử, rối loạn chức năng, biểu hiện các hộ chứng và triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não bị tổn thương.

Cơ chế:

  • Cơ chế nghẽn mạch (thường do huyết khối, cục tắc)
  • Cơ chế huyết động học.

Cơ chế nghẽn mạch

  • Cơ chế cục tắc huyết khối
  • Tăng huyết áp kiểu thoái hoá mỡ kính (lipohyalinose)
  • Các mảng vữa xơ ở vị trí phân chia động mạch trong não
  • Viêm hoặc phình làm hẹp lòng mạch
  • Co thắt chảy máu màng dẫn đến thiếu não
  • Cơn tăng huyết áp, đau đầu migrain (ở trường hợp mù bên thoáng qua).

Cơ chế huyết động học

  • Giảm tưới máu cục bộ
  • Giảm tưới máu toàn bộ

Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA)

  • Có triệu chứng giống đột quỵ kéo dài một vài phút và thường dưới 1-2 giờ.
  • Được gây ra bởi lấp mạch do cục huyết khối nhỏ (cục huyết khối được hình thành từ các mảnh calcium và mảng chất béo) gây nghẽn mạch máu đến não.
  • Điển hình xảy ra nhanh và hồi phục nhanh do tắc nghẽn tạm thời nguồn cung cấp máu đến não.
  • TIA không gây tổn thương sau đó, tuy nhiên nó là một dấu hiệu cảnh báo nhồi máu thật sự có thể xảy ra trong tương lai nếu không được phòng ngừa.
  • TIA nên được điều trị như là đột quỵ.
  • Khoảng 10-15% bệnh nhân có TIA sẽ có đột quỵ trong vòng 3 tháng, và một nửa nhóm đột quỵ này xảy ra trong 48 giờ sau TIA.

Đột quỵ chảy máu não

Khoảng 10% - 20% đột quỵ do xuất huyết (chảy máu đột ngột) vào trong hay xung quanh não.

  • Đột quỵ xuất huyết ít gặp hơn đột quỵ thiếu máu não nhưng lại có xu hướng tử vong nhiều hơn.

  • Đột quỵ xuất huyết được phân loại như thế nào và vị trí xảy ra

Xuất huyết nhu mô:

  • Thường là hậu quả từ tăng huyết áp gây tăng áp lực quá mức lên những thành mạch đã bị tổn thương do xơ vữa động mạch.
  • Những bệnh nhân dùng thuốc kháng đông hay thuốc làm mỏng mạch máu có tăng nguy cơ một ít ở nhóm đột quỵ xuất huyết.

Xuất huyết khoang dưới nhện

  • Đây là dạng đột quỵ xảy ra khi mạch máu trên bề mặt của não vỡ, dẫn đến máu chảy vào khoang dưới nhện và vùng nền sọ.
  • Thường do vỡ phình mạch gây ra yếu thành động mạch hoặc do vỡ dị dạng động tĩnh mạch (AVM) là một thông nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch.

Các yếu tố nguy cơ:

Yếu tố nguy cơ không thế tác động được:

  • Tuổi
  • Gen
  • Dân tộc
  • Di truyền

Những yếu tố nguy cơ có thể tác động được

  • Tăng huyết áp động mạch
  • Đái tháo đường
  • Các bệnh tim
  • Tăng lipid máu
  • Hút thuốc lá, nghiện rượu
  • Tai biến thiếu máu não thoảng qua và đột quị cũ
  • Béo phì
  • Hẹp động mạch cảnh

Tiên lượng:

  • Những người đột quỵ thiếu máu não có nhiều cơ hội sống sót hơn những người bị đột quỵ xuất huyết.

  • Tuỳ theo loại đột quỵ thiếu máu não, nguy hiểm lớn nhất là đột quỵ do lấp mạch, theo sau là đột quỵ thuyên tắc là lỗ khuyết.

  • Trường hợp sống sót của đột quỵ xuất huyết có cơ hội lớn hơn trong việc hồi phục chức năng so với các trường hợp sống sót của đột quỵ nhồi máu.

Các biến chứng lâu dài và sự tàn tật:

  • Nhiều bệnh nhân để lại sự yếu liệt cơ thể và thường kèm theo đau và co cứng.

  • Phụ thuộc vào mức độ của các triệu chứng và cơ thể bị ảnh hưởng như thế nào

  • Những suy yếu này có thể ảnh hưởng đến khả năng đi lại, đứng lên từ ghế, tự ăn uống, đến viết hay dùng máy vi tính, lái xe, và nhiều hoạt động khác.

Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân sống sót:

  • Nhiều bệnh nhân đột quỵ sống sót hồi phục chức năng hoàn toàn sau đột quỵ, tuy nhiên 25% để lại tàn tật ít và 40% tàn tật từ trung bình đến nặng.
  • Những bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não có điểm NIHSS dưới 10 có kết cục thuận lợi sau 1 năm, trong khi chỉ 4-16% bệnh nhân có kết cục tốt nếu điểm lớn hơn 20.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tái phát:

  • Lớn tuổi

  • Có bằng chứng tắc động mạch (có tiền sử về bệnh động mạch vành, bệnh động mạch cảnh, bệnh động mạch ngoại biên, đột quỵ thiếu máu não, hay TIA)

  • Đột quỵ xuất huyết hay do lấp mạch
  • Đái tháo đường
  • Nghiện rượu
  • Bệnh van tim
  • Rung nhĩ

Các dấu hiệu của đột quỵ não:

  • Đột ngột tê hay yếu của mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một nửa cơ thể
  • Đột ngột lú lẫn, rối loạn hay không hiểu lời nói
  • Đột ngột rối loạn thị giác ở một bên hay hai bên
  • Đột ngột rối loạn việc đi đứng, choáng váng, mất thăng bằng hay mất khả năng phối hợp động tác
  • Đột ngột đau đầu nhiều không biết nguyên nhân

F.A.S.T

Chữ viết tắt FAST là một cách để nhớ những dấu hiệu của đột quỵ và những điều nên làm nếu bạn nghĩ đột quỵ đã xảy ra (quan trọng nhất là để gọi 115 để hỗ trợ cấp cứu ngay lập tức).
(F)ACE (mặt)

  • Yêu cầu bệnh nhân cười

  • Kiểm tra để phát hiện nếu một bên mặt rũ xuống

(A)RMS (tay)

  • Yêu cầu bệnh nhân đưa cả hai tay lên
  • Kiểm tra để phát hiện nếu một tay rơi xuống

(S)PEECH (nói chuyện)

  • Yêu cầu bệnh nhân lặp lại một câu đơn giản
  • Kiểm tra để phát hiện nếu nói những từ không trôi chảy và kiểm ta sự lặp lại chính xác câu

(T)IME (thời gian).

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây