1

Dấu hiệu cơn nhược cơ - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Triệu chứng

Lâm sàng

  • Bệnh nhân có yếu cơ từng lúc, yếu tăng lên khi vận động, hồi phục khi nghỉ.
  • Thường có sụp mi, có thể có nhìn đôi.
  • Yếu cơ hầu họng: nuốt khó, nói khó.
  • Yếu cơ hô hấp: thở nhanh, nông, tím môi và đầu chi.
  • Làm các nghiệm pháp gắng sức thấy cơ yếu đi rõ rệt.

Cận lâm sàng

Test prostigmin (+)

  • Tiêm prostigmin tĩnh mạch chậm 0,5mg + atropine 0,25mg tĩnh mạch.
  • Sau tiêm 5-10 phút, thấy các cơ bị yếu được hồi phục nhanh chóng.

Test kích thích điện cơ: giảm nhanh cường độ hoạt động của cơ khi bị kích thích liên tục.

Khí máu động mạch: tăng PaCO2 do giảm thông khí phế nang; PaO2 máu có thể giảm.

Xquang phổi: có thể có hình ảnh viêm phổi do sặc, xẹp phổi do giảm không khí phế nang.

CT scan ngực: có thể xác định được u tuyến ức.

Các dấu hiệu nặng:

  •  Khó nuốt, nuốt sặc.
  •  Suy hô hấp: giảm oxy máu, nói ngắt quãng, thở nhanh, thở bụng nghịch thường.

Chẩn đoán

Chẩn đoán phân biệt

  • Viêm đa rễ và dây thần kinh.
  • Bại liệt
  • Rắn cạp nia cắn.
  • Hạ kali máu.
  • Đái ra porphyrin.
  • Viêm tuỷ lan lên.

Chẩn đoán nguyên nhân

Thường là do u hoặc phì đại tuyến ức ở người trưởng thành. Tuyến ức có thể ở đúng vị trí sau tuyến ức hoặc lạc chỗ. Cần chụp ST scan ngực hoặc xạ đồ tuyến ức để chẩn đoán.

Tình trạng nhược cơ nặng lên thường là do:

  • Đợt nhiễm khuẩn hô hấp.
  • Dùng thuốc không đủ liều, bỏ thuốc hoặc quá liều thuốc.
  • Một số thuốc làm tăng nhược cơ: aminoglycosid, erythromycin, azithromycin, chẹn beta, procainamid, quinidin, magnesi,…

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây