1

Dẫn lưu đài bể thận qua da

Dẫn lưu đài bể thận qua da là một thủ thuật phổ biến trong hệ tiết niệu. Dẫn lưu đài bể thận qua gia được chỉ định trong nhiều trường hợp, nhằm giải quyết tình trạng ứ nước hoặc ứ mủ bể thận, để hạn chế tình trạng nhiễm trùng tại chỗ và ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng hơn,...

1. Dẫn lưu đài bể thận qua da

Dẫn lưu bể thận qua da là thiết lập một đường dẫn lưu nước tiểu từ bể thận ra ngoài qua da nhằm giải quyết tình trạng ứ nước trong bể thận, ứ mủ bể thận tránh nhiễm trùng tại chỗ, hạn chế khả năng nhiễm trùng lan rộng hơn.

Dẫn lưu bể thận qua da chỉ là biện pháp mang tính chất tạm thời nhằm giải quyết những trường hợp cấp tính, và kéo dài thời gian giúp nâng thể trạng cho người bệnh để tạo điều kiện cho việc giải quyết những nguyên nhân gây tắc nghẽn.

2. Chỉ định và chống chỉ định

2.1 Chỉ định

  • Sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc viêm xơ hóa co thắt niệu quản
  • Viêm ứ mủ bể thận
  • Chít hẹp niệu quản sau phẫu thuật
  • Bệnh ác tính: ung thư tử cung, ung thư hệ tiết niệu, tuyến tiền liệt, hay ung thư xương chậu di căn,...
  • Trong thai kỳ có xuất hiện tắc nghẽn đường bài xuất và chưa thể xử trí triệt để được nguyên nhân tắc nghẽn

2.2 Chống chỉ định

  • Rối loạn đông máu nặng điều trị không đáp ứng
  • Đang điều trị với thuốc chống đông như: heparin
  • Khối u thận, lao thận
  • Bệnh toàn thể nặng tiên lượng tử vong
Dẫn lưu đài bể thận qua da
Bệnh nhân bị rối loạn đông máu nặng không được thực hiện dẫn lưu đài bể thận qua da

3.Các bước tiến hành dẫn lưu đài bể thận qua da

 

3.1 Chuẩn bị

Trước khi dẫn lưu đài bể thận qua da, người bệnh cần được làm các xét nghiệm cơ bản, đông máu cơ bản. Ngoài ra cần siêu âm thận tiết niệu, và có thể được chụp X quang hệ tiết niệu trong những trường hợp có sỏi đường tiết niệu.

Đối với người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng, thận ứ mủ phải được sử dụng kháng sinh trước khi làm thủ thuật, và ký giấy cam kết đồng ý làm thủ thuật dẫn lưu đài bể thận qua da.

3.2 Các bước tiến hành thủ thuật

  • Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra các xét nghiệm đã làm
  • Kiểm tra người bệnh: Đối chiếu tên, tuổi và chẩn đoán bệnh
  • Người bệnh được thử phản ứng với thuốc gây tê lidocain
  • Người bệnh được kiểm tra các mạch, huyết áp trước khi tiến hành thủ thuật
  • Người bệnh được nằm nghiêng bộc lộ bên thân cần dẫn lưu
  • Bác sĩ cần phải rửa tay, đi găng vô trùng 35
  • Sát trùng vùng da định dẫn lưu và trải săng vô trùng loại có lỗ
  • Định vị bằng siêu âm để tìm điểm dẫn lưu vào bể thận
  • Gây tê vùng dẫn lưu
  • Đưa sonde chuyên dụng vào bể thận được sự hướng dẫn của siêu âm. Dùng bơm 20ml rút dịch trong bể thận ra ngoài.
  • Lấy mẫu xét nghiệm dịch: sinh hóa, tế bào, cấy định danh vi khuẩn, PCR lao.
  • Luồn ống dẫn lưu vào trong bể thận, rút nòng sonde và luồn ống vào bể thận.
  • Khi sonde dẫn lưu đã đặt đúng vị trí trong bể thận thì tiến hành nối sonde dẫn lưu với bộ dây truyền và túi đựng nước tiểu.
  • Khâu cố định sonde dẫn lưu. Sau đó siêu âm để kiểm tra lại vị trí sonde dẫn lưu trong bể thận.
  • Băng vùng chân dẫn lưu lại.
Dẫn lưu đài bể thận qua da
Dùng sonde chuyên dụng đễ dẫn dịch từ bể thận ra ngoài

 

3.3 Theo dõi và xử trí tai biến

Sau khi làm thủ thuật người bệnh cần được theo dõi các dấu hiệu sinh tồn bao gồm: mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở. Dùng thuốc giảm đau và kháng sinh theo y lệnh nếu người bệnh đau. Ngoài ra, cần theo dõi tính chất dịch như số lượng, màu sắc qua sonde dẫn lưu. Sau 24 giờ cần siêu âm lại thận tiết niệu.

Một số tai biến có thể xảy ra sau dẫn lưu như:

  • Chảy máu: Theo dõi màu sắc nước tiểu chảy qua dẫn lưu thận, nếu chảy máu ít điều trị nội khoa. Nếu điều trị nội khoa không kết quả cần tiến hành chụp mạch để xác định nguồn chảy máu và nút mạch. Có thể chảy máu từ mạch máu liên sườn hoặc từ nhu mô. Trường hợp chảy máu nghiêm trọng từ các nhánh của động mạch thận, cần truyền máu để giúp ổn định tình trạng của người bệnh..
  • Nhiễm khuẩn: sử dụng kháng sinh phòng ngừa nhiễm khuẩn
  • Tổn thương các cơ quan lân cận hiếm gặp ví dụ như: đại tràng, trong hầu hết những trường hợp được điều trị bảo tồn với kháng sinh và nhịn ăn.
  • Áp xe quanh thận do rò nước tiểu: đầu tiên cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh, chống viêm. Nếu điều trị nội khoa không có hiệu quả thì phải mổ làm sạch dẫn lưu khoang quanh thận.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây