1

ĐẮK LẮK GHI NHẬN BỆNH NHÂN THỨ 3 TỬ VONG VÌ BỆNH DẠI CHỈ TÍNH TRONG 3 THÁNG ĐẦU NĂM

Bị chó nhà hàng xóm cắn ở kẽ ngón tay cái và ngón trỏ bàn tay bên phải, nhưng bệnh nhân N.Đ.H (20 tuổi, xã Ea Wy, huyện Ea H’leo) không đi tiêm phòng dại mặc dù chó đã chết. Một tháng sau, bệnh nhân N.Đ.H nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, ăn uống kém, biểu hiện sợ gió, sợ nước, ánh sáng, bác sĩ chẩn đoán theo dõi bệnh dại lên cơn/ nhiễm trùng không rõ tiêu điểm.

Bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Nhiệt Đới TP.Hồ Chí Minh, mặc dù được tận tình cứu chữa, nhưng không qua khỏi.

⏩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết chỉ tính từ đầu năm nay, địa bàn tỉnh đã có 3 ca tử vong do bệnh dại. Theo đó, con số thống kê cuối năm 2020 nước ta có tới 57 người tử vong tại 29 địa phương vì căn bệnh nguy hiểm này. Sở dĩ bệnh dại có xu hướng gia tăng là do người dân chủ quan trong việc phòng bệnh, nuôi chó mèo mà không tiêm vắc xin cho vật nuôi, khi bị vật nuôi cắn lại không đi tiêm phòng mà lại đi tìm “thầy lang” cứu chữa…

? 100% TRƯỜNG HỢP KHI ĐÃ KHỞI PHÁT BỆNH DẠI SẼ TỬ VONG - TIÊM VẮC XIN PHÒNG DẠI SỚM ĐỂ BẢO VỆ MẠNG SỐNG CỦA CHÍNH MÌNH.

VNVC hiện có đầy đủ 3 loại vắc xin phòng bệnh dại.

Vắc xin Verorab 0,5ml (Pháp)

Vắc xin Abhayrab 0,5ml (Ấn Độ)

Vắc xin Abhayrab 0,2ml (Ấn Độ)

-----------------------------------------------------------

? LƯU Ý: Nếu không may bị chó, mèo hoặc động vật hoang dã cắn, cần được xử lý theo các bước sau:

- Rửa vết thương bằng nước và xà phòng đặc (hoặc nước sạch) liên tục trong 15 phút.

- Tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.

- Dùng gạc y tế hoặc vải sạch để băng bó vết thương, không băng kín vết thương, hạn chế làm dập vết thương.

- Đến ngay Trung tâm y tế gần nhất để tiêm phòng dại kịp thời.

? Hotline VNVC: 028.7300.6595.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 3 năm trước
 737 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12077 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây