1

Đại cương kinh lạc theo Y học cổ truyền - bệnh viện 103

1. Đại cương

– Học thuyết kinh lạc là học thuyết nghiên cứu công năng sinh lí, diễn biến bệnh lí và mối quan hệ tương hỗ giữa các tạng phủ của cơ thể con người, là bộ phận trọng yếu xây dựng nên hệ thống lí luận y học.

– Kinh lạc là đường vận hành của khí hu‎yết toàn thân. Kinh lạc có kinh mạch và lạc mạch. Kinh mạch là đường chính, đường thẳng, tuần hành ở sâu. Lạc mạch là đường ngang, như hệ thống võng lưới, tuần hành ở nông. Kinh lạc giúp cho tạng phủ cơ quan – da lông cân mạch của cơ thể con người liên kết thành chỉnh thể hữu cơ thống nhất.

2. Cấu tạo của hệ thống kinh lạc

  • Kinh mạch: 12 kinh chính, 8 mạch kỳ kinh, 12 kinh biệt.
  • Lạc mạch: 15 biệt lạc, khổng lạc, phù lạc.

2.1. Mười hai kinh chính

- Tay:

Ba kinh âm  

  • Thủ thái âm phế
  • Thủ thiếu âm tâm
  • Thủ quyết âm tâm bào

Ba kinh dương: 

  • Thủ thái dương tiểu trường
  • Thủ thiếu dương tam tiêu
  • Thủ dương minh đại trường

- Chân:

Ba kinh âm:  

  • Túc thái âm tỳ
  • Túc thiếu âm thận
  • Túc quyết âm can

Ba kinh dương:  

  • Túc thái dương bàng quang
  • Túc thiếu dương đởm
  • Túc dương minh vị

2.2. Bát mạch kỳ kinh

– Tác dụng liên lạc điều tiết 12 kinh chính

  • Nhâm mạch  
  • Âm duy mạch
  • Đốc mạch      
  • Dương duy mạch
  • Xung mạch      
  • Âm kiểu mạch
  • Đới mạch     
  • Dương kiểu mạch

2.3. Sơ đồ vận hành của 12 kinh chính

→Thủ thái âm phế →Thủ dương minh đại trường→Túc dương minh vị→Túc thái âm tỳ→Vào tâm→Thủ thiếu âm tâm→Thủ thái dương tiểu trường→Túc thái dương bàng quang→Túc thiếu âm thận→Vào ngực→Thủ quyết âm tâm bào→Thủ thiếu âm tam tiêu→Túc dương minh đởm →Túc quyết âm can→Vào phế→

3. Chức năng sinh lí của kinh lạc

3.1. Nối liền trong ngoài, trên dưới; liên hệ tạng phủ cơ quan

  • Liên hệ tạng phủ với hệ thống xương khớp: chủ yếu thực hiện thông qua 12 kinh mạch, nối thông giữa da lông- cơ nhục với nội tạng.
  • Liên lạc giữa tạng phủ với ngũ quan cửu khiếu: mắt mũi tai, tiền hậu âm…đều có kinh mạch đi qua.
  • Liên hệ giữa tạng phủ: mỗi tạng phủ có 2 kinh quan hệ biểu – lí.
  • Liên hệ giữa các kinh mạch: tuần hành của 12 kinh mạch liên tiếp với nhau, liên hệ ngang dọc giữa 12 kinh chính với 8 mạch kỳ kinh, từ đó hình thành sự liên hệ đa dạng giữa kinh mạch và lạc mạch.

3.2 Thông hành khí huyết, nuôi dưỡng tổ chức tạng phủ.

Khí huyết vận chuyển toàn thân để nuôi dưỡng cơ quan tổ chức phải dựa vào hệ thống kinh mạch.

3.3. Tác dụng dẫn truyền cảm ứng

Dẫn truyền cảm giác châm chích hoặc kích thích khác, như cảm giác đắc khí khi châm.

3.4 Cân bằng điều tiết cơ năng

Khi cơ thể bị bệnh, xuất hiện các chứng khí huyết bất hoà, âm dương thiên thịnh, thiên suy, điều trị bằng châm cứu để phát huy tác dụng điều tiết kinh lạc, duy trì lại cân bằng.

4. Huyệt vị

4.1 Khái niệm

  • Huyệt là nơi kinh khí và khí của tạng phủ đến và đi ra ngoài cơ thể, là nơi để áp dụng thủ thuật châm cứu chữa bệnh
  • Tác dụng sinh lý của huyệt là chuyển hóa năng lượng (khí) cũng là nơi xâm nhập của tà khí, vì vậy huyệt có tác dụng chẩn đoán, dự phòng và điều trị bệnh tật.

4.2. Các loại huyệt

  • Kinh huyệt: các huyệt nằm trên 12 kinh chính và mạch Nhâm, mạch Đốc. Kinh huyệt còn chia ra: huyệt Nguyên, huyệt Lạc, huyệt Du, huyệt Mộ, huyệt Ngũ du (tỉnh, huỳnh, du, kinh, nguyên, hợp), huyệt Khích, 8 huyệt Hội…
  • Huyệt ngoài kinh, gọi là kinh ngoại kỳ huyệt: là huyệt không nằm trên đường kinh chính (14 đường kinh) và cũng có thể nằm trên đường đi của kinh nhưng không phải huyệt của kinh đó. Một số nhà châm cứu hậu sinh đã phát hiện khoảng 200 huyệt ngoài kinh mặc dù theo tổ chức y tế thế giới (Malina, 1991) xác định có 48 huyệt ngoài kinh.
  • Huyệt ở chỗ đau, gọi là A thị huyệt. Số lượng huyệt là tùy theo nhiều hay ít chỗ đau.

4.3 Một số huyệt đặc hiệu

  • Huyệt bối du ở lưng
  • Huyệt mộ ở bụng ngực
  • 8 huyệt Hội

4.4 Làm rõ quá trình thay đổi bệnh lí

  • Khi bị bệnh kinh lạc thành đường truyền của tà khí và phản ánh bệnh tật. Thông qua kinh lạc, ngoại tà từ bì phu chuyển vào lục phủ ngũ tạng. Ví như kinh quyết âm can có sự liên hệ với kinh vị, kinh phế, nên bệnh ở can có thể phạm vị, phạm phế…
  • Kinh lạc còn là nơi phản ánh bệnh lý trong tạng phủ biểu hiện ra bên ngoài. Ví như can khí uất kết thấy xuất hiện hai bên ngực sườn đau tức, bụng dưới quặn đau…

4.5 Chỉ đạo trong chẩn đoán và điều trị

– Trong chẩn đoán: do kinh lạc có đường tuần hành và lạc thuộc tạng phủ, nên nó phản ánh được chứng trạng của tạng phủ bị bệnh. Ví như đau tức hai bên mạn sườn phần lớn bệnh thuộc can đởm, đau đầu hai bên thái dương thường liên quan đến kinh thiếu dương, đau sau gáy liên quan đến kinh bàng quang…

Ngoài ra trên thực tế lâm sàng phát hiện trên đường kinh mạch hoặc một vài vị trí huyệt có điểm đau hoặc có điểm mẫn cảm nào đó, cũng giúp cho chẩn đoán. Ví như tạng phế bị bệnh, có thể thấy phản ứng ở huyệt phế du hay huyệt trung phủ…

– Trong điều trị:

  • Thông qua xoa bóp, châm cứu để điều chỉnh công năng hoạt động của khí huyết.
  • Thuốc YHCT thông qua sự truyền dẫn của kinh lạc mới đến được tạng phủ bị bệnh. Các y gia cổ đại, thông qua thực tế lâm sàng, căn cứ vào tác dụng chọn lọc đặc thù sẵn có của một loại dược vật nào đó đối với tạng phủ nào đó mà sáng lập và hình thành nên lý luận “dược vật quy kinh”.

Ví như: đau đầu thuộc kinh thái dương thì dùng khương hoạt, thuộc kinh dương minh thì dùng bạch chỉ, thuộc kinh thiếu dương thì dùng sài hồ. Khương hoạt, bạch chỉ, sài hồ không chỉ quy về các kinh trên mà còn có tác dụng dẫn các thuốc quy nhập vào các kinh đó để phát huy tác dụng điều trị.

5. Kết luận

  • Kinh lạc là đường vận hành của khí hu‎yết toàn thân. Kinh lạc có kinh mạch và lạc mạch. Kinh mạch là đường chính, đường thẳng, tuần hành ở sâu. Lạc mạch là đường ngang, như hệ thống võng lưới, tuần hành ở nông. Kinh lạc giúp cho tạng phủ cơ quan – da lông cân mạch của cơ thể con người liên kết thành chỉnh thể hữu cơ thống nhất.
  • Cấu tạo: gồm 12 kinh chính và 2 mạch nhâm đốc. Trên tay có 3 kinh âm và 3 kinh dương, dưới chân có 3 kinh âm và 3 kinh dương.
  • Chức năng sinh lí của kinh lạc: Nối liền trong ngoài, trên dưới; liên hệ tạng phủ cơ quan, thông hành khí huyết, dẫn truyền cảm ứng, điều tiết cơ năng.
  • Mỗi kinh mạch đều có huyệt vị tương ứng, phân bố đều hai bên cơ thể. Kinh mạch có tác dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng 01:43
KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng
Cảnh ba mẹ “tay xách, nách mang” đưa con đi khám sớm sẽ không còn nữa với 5 phút đặt lịch tại nhà️
 3 năm trước
 733 Lượt xem
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI 05:24
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI
Có mặt từ sáng sớm, MC Khánh Vy an toàn nhẹ nhàng vượt qua hàng rào khai báo y tế vô cùng bài bản chặt chẽ tại BV, cô gái đáng yêu tay xách nách...
 3 năm trước
 974 Lượt xem
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN 03:00
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN
Vắc xin Varilrix dành cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn - duy nhất có tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, cho hiệu quả phòng bệnh lên đến...
 3 năm trước
 661 Lượt xem
ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ 01:16
ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ
- Giảm tới 2 triệu các gói khám định kì- Tặng Voucher nhà hàng 5* trị giá 500K cho nhóm 4 người>> Đăng ký tại hotline: 093 223 2016 -...
 3 năm trước
 612 Lượt xem
Tin liên quan
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!

Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây