Đặc điểm sinh lý của mạch máu
1. Tổng quan về đặc điểm sinh lý hệ mạch máu
- Hệ phân bổ: Bao gồm động mạch chủ và những động mạch khác, chứa ít máu và có áp lực lớn.
- Hệ tiểu động mạch: Năng lượng phân lớn sinh ra ở đây đo áp lực động mạch bị triệt tiêu.
- Hệ trao đổi: Có tác dụng trao đổi chất với dịch ngoại bào.
- Hệ dự trữ: Bao gồm các tĩnh mạch, tĩnh mạch chủ và nhĩ phải, tại đây có chứa lượng máu lớn và áp lực thấp.
Áp lực máu phụ thuộc vào thể tích máu trong toàn bộ tĩnh mạch của mỗi người trong hệ tim mạch. Một người trưởng thành bình thường có thể tích máu khoản 5 lít, 60% trong số đó được chứa trong hệ tĩnh mạch và hệ tiểu tĩnh mạch. nếu thể tích máu giảm trên 10% thì áp lực máu sẽ giảm. Sự tăng thể tích máu như ứ nước sẽ làm tăng áp lực máu.
Tốc độ trung bình của máu tỷ lệ nghịch với thiết diện ngang của mạch máu. Tốc độ máu cao ở động mạch chủ và giảm dần ở các mạch máu nhỏ. Tốc độ máu thấp nhất ở vị trí mao mạch, nơi có thiết diện ngang gấp 1000 lần so với động mạch chủ.
Khi tim trái đưa máu vào động mạch chủ tạo ra áp lực lớn, máu được tuần hoàn đến tim phải, lúc này nơi chịu áp lực thấp là tâm nhĩ phải. Từ đó có thể thấy càng xa tim thì áp lực càng giảm.
Khi tim phải tống máu lên tuần hoàn phổi, lực cản của dòng chảy tuần hoàn này ít hơn nhiều so với tuần hoàn hệ thống, do vậy áp lực tống máu sẽ yếu hơn tim trái.
2. Hệ động mạch
Động mạch có chức năng đưa máu từ tim đến các mao mạch trên toàn cơ thể người. Các động mạch chủ từ tim phân thành nhiều động mạch nhỏ hơn, sau đó lại phân chia tiếp thành các động mạch nhỏ hơn gọi là các tiểu động mạch. Các tiểu động mạch dẫn máu đến các mô, điều hoà và phân phối vào những mao mạch phù hợp với những cấu trúc tổ chức trong cơ thể.
Đặc điểm sinh lý của hệ động mạch:
Tính đàn hồi: Khi tim đập ngắt quãng nhưng máu vẫn chảy liên tục. Trong thời kỳ tâm thu, máu sẽ được nhận thế năng khi được tống vào động mạch. Trong thời kỳ tâm trương, nó quay lại trạng thái ban đầu trả lại thế năng vừa nhận được đấy máu đi. Nhờ tính đàn hồi này mà máu đi liên tục tuần hoàn khắp cơ thể.
Tính có thắt: Lớp có trơn của thành mạch có thể thay đổi đường kính do bị chi phối bởi thần kinh, nhất là những tiểu động mạch. Đặc tính có thắt khiến lượng máu được phân phối đến các cơ quan trong cơ thể tùy theo hoạt động và nhu cầu của con người như vận động hay nghỉ ngơi.
3. Hệ mao mạch
Hệ mao mạch đảm bảo các chức năng chính của hệ mạch, là nơi trao đổi oxy, CO2, các chất dinh dưỡng từ máu và các tổ chức trong cơ thể. Để đảm bảo được chức năng này máu cần lưu thông chậm lại trong mạng lưới mao mạch.
Đặc điểm cấu trúc, chức năng:
- Hệ mao mạch gồm những mạch máu dài và mỏng, đầu mao mạch có cơ vòng tiền mao mạch co nhiệm vụ kiểm soát lượng máu vào mao mạch.
- Ngoài những mao mạch thực sự còn những đường nối thông trực tiếp giữa tiểu tĩnh mạch và tiểu động mạch. Đường này rộng và ngắn, luôn mở nên gọi là mạch thẳng và có kênh rộng.
Động lực máu trong mao mạch:
- Máu chảy trong mao mạch do sự chênh lệch áp suất từ tiểu động mạch đến tiểu tĩnh mạch.
- Lưu lượng máu qua mao mạch tuỳ thuộc vào sự hoạt động của tổ chức cũng như được điều hoà bởi cơ thắt tiền mao mạch cũng như sức cản của động mạch nhỏ và tiểu động mạch đến các tổ chức.
Sự trao đổi chất qua mao mạch
- Sự trao đổi chất diễn ra ở những mao mạch thất sự, khoảng 5% tổng lượng máu ở hệ mao mạch tham gia trao đổi chất.
- Các chất cần trao đổi đi qua thành mao mạch, đi vào dịch kẽ rồi vào các tế bào, các tế bào thải chất theo hướng ngược lại.
Điều hòa tuần hoàn mao mạch:
Sự thay đổi lưu lượng tuần hoàn phụ thuộc vào hai yếu tố sau:
- Hệ thần kinh thực vật kiểm soát sức cản ngoại biên bằng cách tác dụng lên cơ trơn của thành tiểu động mạch.
- Những chất chuyển hoá tại chỗ hiệ diện trong tổ chức làm co giãn các cơ thắt tiền mao mạch.
4. Hệ tĩnh mạch
Đặc điểm cấu trúc chức năng
- Từ mao mạch, máu đi vào những mạch máu có thành mỏng gọi là tiểu tĩnh mạch, những tiểu tĩnh mạch tập trung lại thành tĩnh mạch lớn.
- Thành tĩnh mạch có cấu tạo 3 lớp: lớp trong cùng là tế bào nội mạc, lớp giữa gồm sợi liên kết và sợi cơ, lớp ngoài mỏng gồm sợi liên kết chun giãn.
- Tĩnh mạch có tính giãn cao, có thể chứa một lượng máu lớn với sự thay đổi ít áp lực ở bên trong.
Các yếu tố giúp máu chảy về tim
- Yếu tố tim
- Van tĩnh mạch
- Sức co cơ vân
- Cử động hô hấp
Động lực máu trong tuần hoàn tĩnh mạch
- Máu chảy trong tĩnh mạch có áp lực thấp nên không đủ đưa về tim.
- Tốc độ máu trong tĩnh mạch lớn ước chừng 10cm/s bằng 1⁄4 ở động mạch chủ.
- Lưu lượng của tĩnh mạch tăng hay giảm còn phụ thuộc vào tổ chức hoạt động hay là nghỉ ngơi.
Điều hòa tuần hoàn tĩnh mạch
- Các tĩnh mạch có thể co giãn như động mạch nhưng khả năng giãn nhiều hơn co do thành tĩnh mạch có ít sợi cơ trơn.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tuần hoàn tĩnh mạch:
+ Nhiệt độ lạnh làm co tĩnh mạch, nhiệt độ cao làm giãn tĩnh mạch.
+ Các chất khí
+ Một số loại thuốc như adrenalin gây co mạch, nicotin gây giãn tĩnh mạch.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Sắt là một khoáng chất cần thiết trong cơ thể con người. Sắt tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu – các tế bào máu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nồng độ sắt thấp hay thiếu sắt sẽ gây mệt mỏi và làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi nồng độ sắt quá cao?