1

Có phải Mất trí nhớ vì thuốc giảm đau? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Mỗi mức đau, thuốc dùng khác nhau

Để giúp sử dụng thuốc giảm đau hợp lý, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đề ra ba bậc thang dùng thuốc giảm đau như sau

1. Bậc một, khi đau nhẹ và vừa, ta nên dùng thuốc giảm đau thông thường, mua không cần toa bác sĩ (gọi là thuốc OTC) như paracetamol hoặc thuốc nằm trong nhóm có tên chung “thuốc chống viêm không steroid” (viết tắt NSAID, gồm: aspirin, ibuprofen, diclofenac…)

2. Nếu dùng thuốc giảm đau bậc một không cải thiện, có nghĩa người bệnh bị đau ở bậc cao hơn, tức bậc hai;

3. Nếu đau dữ dội như ung thư, là bậc ba. Lúc này phải dùng đến thuốc giảm đau loại gây nghiện có nguồn gốc thuốc phiện với loại trung bình như codein hoặc loại mạnh như morphin. Thuốc giảm đau bậc hai và ba có tính gây nghiện, bắt buộc phải để bác sĩ chỉ định.

Ai dễ gặp nguy hiểm với thuốc giảm đau?

  • Thói quen tự ý dùng thuốc và không biết các tác dụng phụ tiềm tàng, không biết sự khác nhau giữa các thuốc… thường làm người bệnh lơ là trong lựa chọn, dùng bất cứ thuốc gì họ cho là thích hợp, trong thời gian dài và thế là bị các tai biến.
  • Những người bị hen suyễn: hoặc người có cơ địa dễ dị ứng, không nên dùng thuốc aspirin hoặc các thuốc NSAID khác, ngoại trừ được bác sĩ chỉ định. Bởi loại thuốc giảm đau này có thể gây co thắt phế quản, làm khởi phát cơn hen, khiến triệu chứng hen suyễn nặng thêm, đến mức có thể nguy hiểm tính mạng.
  • Hội chứng lên hen suyễn do dùng thuốc aspirin, hay nói chung do dùng thuốc NSAID, được gọi là hội chứng AIA (viết tắt của Aspirin Induced Asthma).
  • Những người có bệnh lý tim mạch: phải hết sức thận trọng trong lựa chọn thuốc giảm đau, tránh dùng các thuốc NSAID nói chung (ngoại trừ aspirin liều thấp có tác dụng ngừa huyết khối, có thể được bác sĩ chỉ định dùng để ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim…).
  • Nếu tự ý dùng thuốc NSAID có thể làm tăng nguy cơ suy tim ở người cao tuổi đang dùng thuốc lợi tiểu trị bệnh tăng huyết áp; hoặc thuốc aspirin có thể làm tăng huyết áp ở người đang mắc bệnh huyết áp cao.
  • Nếu tình trạng đau không cải thiện, bạn nên đến cơ sở điều trị để được bác sĩ khám, xác định nguyên nhân và giúp chọn loại thuốc giảm đau thích hợp.

Không tuỳ tiện dùng thuốc giảm đau

  • Chọn và dùng thuốc giảm đau không thể đơn giản, hời hợt mà đòi hỏi phải có sự thận trọng đúng mức.
  • Đối với người sử dụng thuốc, khi cần giảm đau chỉ nên dùng thuốc giảm đau bậc một và chọn paracetamol là thuốc dùng đầu tiên, dùng đúng liều và không kéo dài.
  • Nếu tình trạng đau không cải thiện hoặc cải thiện nhưng tái phát, ta nên đến cơ sở điều trị để được bác sĩ khám, xác định nguyên nhân và giúp chọn loại thuốc giảm đau thích hợp.
  • -Không tự ý dùng bất cứ loại thuốc giảm đau nào mà mình không rõ hoặc dùng loại thuốc giảm đau bậc cao hơn, có thể sẽ bị nghiện thuốc và tai biến nguy hiểm.
  • Riêng với giảm đau bậc hai, người ta có thể dùng thuốc paracetamol kết hợp với thuốc giảm đau gây nghiện trung bình là codein (biệt dược paracetamol + codein có tên Efferalgan – Codeine) hoặc paracetamol + dextropropoxyphen (biệt dược Di – antalvic) nhưng lưu ý, tốt nhất vẫn nên để bác sĩ chỉ định vì dùng bừa bãi lâu ngày sẽ nghiện.
  • Nhiều nước phương Tây đã cấm dùng paracetamol + dextropropoxyphen do thuốc có thể gây tai biến nguy hiểm.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?

Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây