1

Chỉ định cắt u thành âm đạo

U nang âm đạo là loại khối u có dạng túi chứa khí, dịch hoặc nhiều chất khác, ít gây đau đớn và ít gây hại đến bệnh nhân, thường xảy ra do chấn thương trong lúc sinh hoặc sau khi phẫu thuật. Để loại bỏ nhanh chóng những khối u này, các bác sĩ có thể chỉ định cắt u thành âm đạo.

1. Tìm hiểu về u nang âm đạo

U nang âm đạo là những túi có chứa đầy không khí, dịch nhầy hoặc các chất khác bên trong, có các kích thước từ nhỏ đến lớn. Những khối u nang xuất hiện trong âm đạo thường do nguyên nhân từ các chấn thương trong âm đạo khi phụ nữ sinh con, hoặc do các khối u lành tính khác trong âm đạo, hoặc cũng có thể do sự tích tụ dịch tại âm đạo.

2. Phân loại u nang âm đạo

U nang âm đạo có thể bao gồm nhiều dạng khác nhau, trong đó phổ biến gồm:

  • U nang tuyến Bartholin: là khối u ở âm đạo có chứa nhiều dịch, hình thành trên tuyến Bartholin ở hai bên cửa âm đạo. Tuyến Bartholin này có nhiệm vụ sản xuất dịch nhờn để bôi trơn môi ngoài âm đạo. Do đó, những khối u này có khả năng do sự tích tụ của dịch nhờn này.
  • U nang thể vùi phúc mạc: thường xuất hiện ở mặt dưới thành âm đạo, có kích thước tương đối nhỏ và khó phát hiện. Đây là dạng u nang âm đạo phổ biến, phát triển bởi chấn thương khi sinh hoặc phẫu thuật.
  • U nang ống Gartner: hình thành khi ống dẫn trong phôi không tự biến mất sau khi sinh em bé. Những ống dẫn còn sót này sẽ phát triển thành các u nang âm đạo theo thời gian.
  • U nang Mullerian: loại u ở âm đạo phổ biến do sự tích tụ các chất còn sót lại sau sinh, có thể phát triển ở bất kì vị trí nào trên thành âm đạo, bên trong có chứa đầy dịch.
Chỉ định cắt u thành âm đạo
U nang âm đạo có thể bao gồm nhiều dạng khác nhau

3. U nang âm đạo có nguy hiểm không?

Hầu hết các khối u nang âm đạo đều lành tính, ít gây hại đến cơ thể của phụ nữ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bỏ qua và không điều trị các khối u ở âm đạo.

Một trong những biến chứng nguy hiểm từ những khối u ở âm đạo này là nhiễm trùng và gây áp xe: khối u chứa mủ, dịch gây đỏ tấy, sưng đau. Nếu như áp xe hình thành tại âm đạo, lúc này cần thực hiện chích áp xe dẫn lưu toàn bộ mủ bên trong ra ngoài.

Bên cạnh đó, những khối u nang này là điều kiện thuận lợi cho số lượng lớn vi khuẩn sinh trưởng, bao gồm vi khuẩn thông thường và những vi khuẩn lây lan qua đường tình dục, khiến u nang nhanh chóng trở thành một ổ nhiễm trùng nguy hiểm.

4. Tổng quan về phẫu thuật cắt u thành âm đạo

Phẫu thuật cắt u thành âm đạo là một phẫu thuật dùng để loại bỏ các khối u lành tính/ác tính hình thành trong âm đạo. Tùy theo tính chất của mỗi khối u mà cách thức phẫu thuật sẽ khác nhau:

  • Đối với u nang âm đạo lành tính: thực hiện cắt bỏ u đơn thuần.
  • Đối với khối u ác tính: cần mở rộng âm hộ và cắt bỏ âm đạo, tử cung kèm theo vét hạch chậu hai bên.

4.1 Chỉ định cắt u thành âm đạo

Cắt u thành âm đạo được chỉ định với các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có khối u ở âm đạo lành tính như u nang, u xơ cơ... gây cảm giác cấn và khó chịu.
  • Khối u ác tính ở âm đạo (ung thư)

Tuy nhiên, phẫu thuật này cũng có một số chống chỉ định cần lưu ý như sau:

  • Bệnh nhân đã cao tuổi, không đủ sức khỏe thực hiện phẫu thuật.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh nội khoa nghiêm trọng, không thể gây mê hay gây tê tủy sống.
  • Khối u ác tính ở âm đạo đã lan rộng, di căn xa và vượt quá khả năng phẫu thuật.

4.2 Quy trình phẫu thuật cắt u thành âm đạo được tiến hành như thế nào?

Quy trình phẫu thuật loại bỏ khối u nang âm đạo lành tính sẽ bao gồm các bước sau:

  • Vệ sinh vùng kín và vùng âm đạo của bệnh nhân.
  • Vô cảm: đối với khối u lành tính, kích thước nhỏ, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ. Đối với các khối u có kích thước lớn, cần gây mê nội khí quản để đảm bảo hạn chế tối đa cảm giác đau đớn của bệnh nhân.
  • Tiến hành cắt u thành âm đạo: tùy theo loại u mà kỹ thuật cắt khối u sẽ khác nhau.
  • Sau khi cắt khối u, bác sĩ sẽ sát trùng và sử dụng liệu pháp kháng sinh để hạn chế tình trạng nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật.
Chỉ định cắt u thành âm đạo
gây mê nội khí quản được sử dụng trong phẫu thuật cắt u thành âm đạo

5. Cắt u âm đạo có thể gặp những biến chứng/tai biến nào?

  • Biến chứng/tai biến của phẫu thuật cắt u thành âm đạo có thể bao gồm:
  • Biến chứng từ gây tê, gây mê như sốc phản vệ, buồn nôn, trào ngược dạ dày vào đường thở...: cần dừng quá trình phẫu thuật và thực hiện hồi sức tích cực.
  • Chảy máu sau khi mổ: có thể do nhiều nguyên nhân như tuột chỉ, chảy máu từ mỏm cắt, do rối loạn đông máu... Bệnh nhân sẽ có biểu hiện tụt huyết áp, choáng váng, tụ dịch ổ bụng, thiếu máu cấp... Cần phải mổ lại để cầm máu kết hợp hồi sức tích cực.
  • Máu tụ ngoài phúc mạc: theo dõi và điều trị nội khoa.
  • Tổn thương đường tiết niệu như tổn thương niệu đạo, niệu quản, bàng quang... trong trường hợp phẫu thuật u lớn có diện phẫu rộng: mổ lại để phục hồi lại tổn thương này.
  • Thủng trực tràng: khâu lại lỗ thủng...

Phẫu thuật cắt u thành âm đạo là một phẫu thuật ngoại khoa được thực hiện bởi bác sĩ thuộc chuyên khoa Phụ khoa. Để đảm bảo tỷ lệ thành công của phẫu thuật là cao nhất, bệnh nhân và người nhà cần chủ động khai báo đầy đủ thông tin sức khỏe cá nhân với bác sĩ, đồng thời tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ trước và sau phẫu thuật.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19

Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?
Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Viêm âm đạo do Trichomoniasis
Viêm âm đạo do Trichomoniasis

Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.

Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?
Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?

Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.

Tin liên quan
Các lợi ích của tinh dầu đinh hương (clove)
Các lợi ích của tinh dầu đinh hương (clove)

Đinh hương (clove, tên khoa học là Syzygium aromaticum) là một loài cây thân gỗ có nguồn gốc từ Đông Nam Á, được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền để chữa trị nhiều chứng bệnh. Ngày nay, đinh hương còn được sử dụng để sản xuất tinh dầu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây